Lá sớ của Hoàng đế Othon, người đứng đầu đế quốc La Mã thần thánh.
REUTERS/Daniele Fregonese-Kho lưu trữ mật của Vatican
Lần đầu tiên, các tài liệu trong kho lưu trữ được coi là « bí mật » của Vatican đã ra mắt công chúng tại Bảo tàng Nghệ thuật và Khảo cổ học Capitole (Roma) từ nay cho đến tháng 9/2012. Trong số các tài liệu quý, có biên bản chi tiết phiên xử nhà thiên văn Galileo Galilei, tờ quyết định rút phép thông công đối với nhà sáng lập đạo Tin Lành Martin Luther hay các tài liệu về hành xử của Vatican liên quan đến người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.
Tờ La Croix thứ Sáu 02/03/2012 đã giới thiệu về cuộc trưng bày mang tên "Lux in arcana - Ánh sáng soi vào các bí mật" cho công chúng đến với khoảng 100 tài liệu được coi là hết sức quý của Vatican. Các tài liệu được trưng bày lấy ra từ các kho tư liệu của Tòa Thánh, có tổng số lượng chiều dài 85 km, được bảo vệ cẩn mật tại tòa tháp Quatre-Vent và hầm ngầm của Tòa Thánh, mà Giáo hoàng Jean-Paul II khánh thành vào năm 1982.
Phần lớn các tài liệu trưng bày đã được các chuyên gia tham khảo, thậm chí đã được đưa ra trong một số dịp nhất định. Nhưng điều quan trọng là các tài liệu quý, được giữ kín này lần đầu tiên đến với công chúng rộng rãi và với số lượng lớn. Cùng với biên bản phiên xử nhà thiên văn Galileo Galilei, lệnh rút phép thông công Martin Luther, còn các tài liệu như đơn đề nghị hủy bỏ đám cưới của vua Anh Henri VIII (năm 1523), với 81 dấu triện của các nghị sĩ Anh – những người đứng đơn (đây là đầu mối của sự phân liệt giữa nước Anh với Giáo hội Công giáo), hay biên bản xét xử các hiệp sĩ Dòng Đền năm 1308 (Les Templiers) ..., hay trước nữa là tờ sớ Privilegium Ottonianum vào năm 962 của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh Othon, khẳng định quyền thống trị của Giáo hoàng trên gần như toàn lãnh thổ nước Ý (lúc đó nằm trong Đế quốc La Mã Thần thánh) …
Người xem cũng có thể thấy bút tích của nghệ sĩ thiên tài Michel-Ange, bên cạnh bức thư trên lụa của Thái hậu Trung Hoa Helena Wang (mẹ của Hoàng đế nhà Thanh Vĩnh Lịch), quy theo đạo Thiên chúa năm 1650, qua trung gian của các tu sĩ Dòng Tên, hay thư của Hoàng hậu Pháp Marie-Antoinette khi bị giam trong tù thời Cách mạng Pháp ...
Gần với thời nay hơn, có thể thấy một số tài liệu như báo cáo của một nữ tu Tòa Thánh sau chuyến thăm nhiều trại giam ở Ý năm 1941, bức thư cảm ơn Giáo hoàng Pie XII của nhiều tù nhân …
Trưng bày các tài liệu này cũng là một cách, giống như tuần san bằng tiếng Pháp của Vatican l’Osservatore Romano thường làm, để nhấn mạnh đến vai trò tích cực của Giáo hoàng Pie XII (đảm nhiệm chức vị này từ năm 1939 đến năm 1958) trong việc cứu sống nhiều người Do Thái ở Ý. Hiện nay, khoảng 16 triệu đơn vị tư liệu về chủ đề này đang được xem xét, quá trình nghiên cứu sẽ kết thúc trong một, hai năm tới. Sau đó, Giáo hoàng sẽ quyết định xem có mở ra cho các nhà nghiên cứu tham khảo hay không.
Vai trò của Giáo hoàng Pie XII trong Thế chiến Hai là một chủ đề gây nhiều bất đồng. Việc xuất bản 12 tập "Actes et documents du Saint-Siège relatifs à la Seconde Guerre mondiale" (Kỷ yếu và tư liệu của Tòa Thánh về Thế chiến II) (từ 1965 đến 1981) cũng không khiến cuộc tranh luận dịu đi. Cuộc tranh luận này đặc biệt vừa sôi động trở lại từ cuối năm 2009, khi Giáo hoàng Benedicto XVI ký một sắc lệnh mở ra khả năng phong thánh cho người quá cố.
Hồng y người Ý Raffaele Fatrina, đảm nhiệm chức « người phụ trách lưu trữ của Giáo hội Công giáo La Mã Thần thánh », giới thiệu triển lãm với lời như sau : Các lưu trữ này « được trưng bày (một cách thanh thản) không sợ hãi, không hối hận, trong niềm tự hào của một công vụ được công hiến cho Giáo hội và cho văn hóa, từ gần bốn thế kỷ nay, với nhiều công phu kiểm kê, chăm sóc không ngừng nghỉ … ».
Trong triển lãm này, các màn hình video cũng cho người xem đến với các kho lưu trữ của Tòa Thánh. 85 cây số tài liệu là nhân chứng của lịch sử 12 thế kỷ của Châu Âu và thế giới.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120302-nhieu-tai-lieu-bi-mat-cua-vatican-lan-dau-tien-duoc-trung-bay-tai-roma
Phần lớn các tài liệu trưng bày đã được các chuyên gia tham khảo, thậm chí đã được đưa ra trong một số dịp nhất định. Nhưng điều quan trọng là các tài liệu quý, được giữ kín này lần đầu tiên đến với công chúng rộng rãi và với số lượng lớn. Cùng với biên bản phiên xử nhà thiên văn Galileo Galilei, lệnh rút phép thông công Martin Luther, còn các tài liệu như đơn đề nghị hủy bỏ đám cưới của vua Anh Henri VIII (năm 1523), với 81 dấu triện của các nghị sĩ Anh – những người đứng đơn (đây là đầu mối của sự phân liệt giữa nước Anh với Giáo hội Công giáo), hay biên bản xét xử các hiệp sĩ Dòng Đền năm 1308 (Les Templiers) ..., hay trước nữa là tờ sớ Privilegium Ottonianum vào năm 962 của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh Othon, khẳng định quyền thống trị của Giáo hoàng trên gần như toàn lãnh thổ nước Ý (lúc đó nằm trong Đế quốc La Mã Thần thánh) …
Người xem cũng có thể thấy bút tích của nghệ sĩ thiên tài Michel-Ange, bên cạnh bức thư trên lụa của Thái hậu Trung Hoa Helena Wang (mẹ của Hoàng đế nhà Thanh Vĩnh Lịch), quy theo đạo Thiên chúa năm 1650, qua trung gian của các tu sĩ Dòng Tên, hay thư của Hoàng hậu Pháp Marie-Antoinette khi bị giam trong tù thời Cách mạng Pháp ...
Gần với thời nay hơn, có thể thấy một số tài liệu như báo cáo của một nữ tu Tòa Thánh sau chuyến thăm nhiều trại giam ở Ý năm 1941, bức thư cảm ơn Giáo hoàng Pie XII của nhiều tù nhân …
Trưng bày các tài liệu này cũng là một cách, giống như tuần san bằng tiếng Pháp của Vatican l’Osservatore Romano thường làm, để nhấn mạnh đến vai trò tích cực của Giáo hoàng Pie XII (đảm nhiệm chức vị này từ năm 1939 đến năm 1958) trong việc cứu sống nhiều người Do Thái ở Ý. Hiện nay, khoảng 16 triệu đơn vị tư liệu về chủ đề này đang được xem xét, quá trình nghiên cứu sẽ kết thúc trong một, hai năm tới. Sau đó, Giáo hoàng sẽ quyết định xem có mở ra cho các nhà nghiên cứu tham khảo hay không.
Vai trò của Giáo hoàng Pie XII trong Thế chiến Hai là một chủ đề gây nhiều bất đồng. Việc xuất bản 12 tập "Actes et documents du Saint-Siège relatifs à la Seconde Guerre mondiale" (Kỷ yếu và tư liệu của Tòa Thánh về Thế chiến II) (từ 1965 đến 1981) cũng không khiến cuộc tranh luận dịu đi. Cuộc tranh luận này đặc biệt vừa sôi động trở lại từ cuối năm 2009, khi Giáo hoàng Benedicto XVI ký một sắc lệnh mở ra khả năng phong thánh cho người quá cố.
Hồng y người Ý Raffaele Fatrina, đảm nhiệm chức « người phụ trách lưu trữ của Giáo hội Công giáo La Mã Thần thánh », giới thiệu triển lãm với lời như sau : Các lưu trữ này « được trưng bày (một cách thanh thản) không sợ hãi, không hối hận, trong niềm tự hào của một công vụ được công hiến cho Giáo hội và cho văn hóa, từ gần bốn thế kỷ nay, với nhiều công phu kiểm kê, chăm sóc không ngừng nghỉ … ».
Trong triển lãm này, các màn hình video cũng cho người xem đến với các kho lưu trữ của Tòa Thánh. 85 cây số tài liệu là nhân chứng của lịch sử 12 thế kỷ của Châu Âu và thế giới.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120302-nhieu-tai-lieu-bi-mat-cua-vatican-lan-dau-tien-duoc-trung-bay-tai-roma
0 comments
Post a Comment