down

3.08.2012

Rùng mình chuyện hoạn quan ăn “của quý” để tái sinh

(TinTucLamDep) Hàng loạt trẻ nhỏ đột nhiên biến mất, sau đó bị sát hại thảm khốc chỉ để phục vụ cho món ăn mang tên “của quý” của các tên thái giám đời nhà Minh, Trung Quốc. Những tên thái giám này cho rằng ăn não trẻ con và bộ phận sinh dục nam giới có thể giúp cho chúng phục hồi lại bản năng đàn ông với hi vọng một ngày “vật báu” này sẽ mọc lại.



Món ăn rợn người mang tên “của quý”

Không phải là vua chúa, không phải là thành phần danh gia vọng tộc nhưng cuộc sống của những tên thái giám từ lâu đã gắn liền với chốn hoàng cung và thuộc về một phần của những câu chuyện bí mật chốn thâm cung.

Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế.

Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.

Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung.

Lịch sử và vai trò của hoạn quan tăng dần theo các thời kì. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh.

Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội.

Đến đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan.

Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.

Đây cũng là một trong những thời kì mà việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy diễn ra nhiều nhất. Trong đó, những bí mật động trời về cuộc sống chốn hoàng cung của những hoạn quan triều Minh được mô tả khá tỉ mỉ trong cuốn “Minh sử hỏa tập”, với những câu chuyện rùng rợn mất hết cả nhân tính con người.

Một trong những câu chuyện đáng kinh sợ nhất được chép lại đó là chuyện về món ăn mang tên “của quý” của thái giám đời Minh. Thời đó, trong dân chúng thường xuyên ca thán về chuyện bắt bớ trẻ con. Những đứa trẻ đột nhiên biến mất rồi không bao giờ được đưa trở lại gia đình.

Dân chúng gần xa đều oán thán khi nghe tin chúng được bắt đưa vào cung để cắt lấy bộ phận sinh dục làm món ăn cho các thái giám.

Đặc biệt, những đứa trẻ sơ sinh bị bắt giết nhiều vô kể, vì “của quý” của những bé trai này được cho là bổ nhất và nhiều dương khí nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, “Minh sử hỏa tập” cũng ghi chép chuyện các thái giám ăn não trẻ con. Những đứa trẻ ngay sau khi được đưa vào cung trước hết bị cắt bộ phận sinh dục.

Sau đó, những tên thái giám tàn độc còn giết chúng để lấy não làm món ăn bồi bổ cho mình. Những tên thái giám quan niệm rằng, ăn não trẻ và bộ phận sinh dục nam giới của những đứa trẻ - nhất là trẻ sơ sinh - có thể giúp chúng phục hồi dương khí một cách nhanh chóng nhất.

Mặc dù sự việc diễn ra khiến dân chúng gần xa oán thán nhưng thái giám vốn là người hầu tin cẩn của hoàng đế.

Chúng có quyền làm quàn, hô mưa gọi gió khiến nhiều người trong triều chính cũng không thể can ngăn. Thậm chí, từng lộng quyền qua mặt hoàng đế.

Một trong những đại diện của thái giám chuyên quyền trong thời kì nhà Minh phải kể đến Lưu Cẩn thời Minh Vũ Tông. Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều.

Với tất cả sự khôn khéo và mưu mô của mình, Lưu Cẩn trở thành một trong 8 người hầu thân cận với hoàng đế, tự tung tự tác trong hoàng cung.

Thậm chí, trong dân gian, vì quá bức xúc trước thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn, và sự u mê tin thái giám của hoàng đế, đã rỉ tai nhau câu chuyện về việc thái giám qua mặt vua.

Họ gọi Minh Vũ Tông là “Hoàng đế ngồi” – ý chỉ việc ngồi trên ngai vàng của nhà vua, còn gọi Lưu Cẩn là “Hoàng đế đứng” – chỉ những thói lộng quyền, qua mặt vua của tay thái giám xảo quyệt, mưu mô này.

Ngoài việc can dự triều chính, Lưu Cẩn còn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, tự động cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.

Sự việc xảy ra khiến không ít quan lại trong cung bức xúc và sau này họ đã lật đổ quyền lực của tên thái giám nay.

Chính vì việc các tay thái giám có thể leo lên đến đỉnh chóp bu của quyền lực trong hoàng cung nên việc chúng ra yêu sách, đòi bắt trẻ con mang vào cung để phục vụ cho món ăn rùng rợn của chúng là điều khó có thể ngăn cản được. Điều này đã cướp đi sinh mạng của hàng loạt đứa trẻ dưới thời nhà Minh.

Thái giám Trung Quốc
Những thói u mê tàn độc

Sự việc xảy ra cho thấy sự tàn độc, mất hết nhân tính của các tên hoạn quan trong thời kì nhà Minh. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều đó xuất phát từ bản tính hung dữ, độc ác của chúng.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc, có ba nguyên nhân chủ yếu: Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí; Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình hay còn có loại hoạn quan tự nguyện xin thiến để mưu cầu phú quý.

Về cơ bản, nguồn gốc xuất thân của những tên thái giám này đều thấp hèn và phần nhiều trong số chúng đều mang bản chất không tốt. Sau khi nhập cung, chúng sẽ phải trải qua những cực hình đau đớn để trở thành một thái giám thực thụ.

Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình".

Theo “Nam tinh thái giám khốc hình” thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai: Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn; Chỉ cắt bỏ dịch hoàn; Đè cho vỡ nát dịch hoàn, và cắt bỏ ống dẫn tinh.

Một số tài liệu còn ghi chép lại câu chuyện về quá trình để trở thành một hoạn quan vào cuối đời Mãn Thanh vô cùng đau đớn: “Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê, bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt.

Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày.

Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm.

Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết”. Sau những thủ thuật tàn khốc đó, phần lớn thái giám đều có sự biến đổi khác thường trong cơ thể. Dương khí bị mất đi rất nhiều trong khi phần nữ tính được tăng lên.

Giọng nói của chúng trở nên bị méo đi, the thé không ra nam cũng không ra nữ. Dáng đi, điệu bộ cũng trở nên ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

Sự đau đớn cũng tác động đến tâm tính của các hoạn quan, khiến cho chúng trở nên tàn độc, ma mãnh hơn rất nhiều. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến thái giám đời Minh ăn não trẻ và “của quý” của đàn ông mà không ghê miệng.

Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến sự xuất hiện của món ăn mang tên “của quý” đó là do mê tín. Không chỉ riêng đời Minh, phần lớn các thái giám trong các triều đại phong kiến Trung Quốc đều có thói mê tín khác người. Chúng tin vào một thế lực siêu nhiên có thể điều khiển được vạn vật.

Thậm chí, chúng luôn quan niệm, những giếng cổ, cây hoa, tượng đồng, chum nước, thậm chí hòn đá trong cung cũng có thể thành tinh hiển linh.

Chính vì sự mê muội đó mà nhiều tên thái giám ấp ủ hi vọng rằng chúng có thể lấy lại được bộ phận sinh dục của mình.

Chính vì niềm tin đó, đời Thanh đã có luật lệ rằng tiểu thái giám nhập cung rồi sau ba năm sẽ phải qua một kỳ "tiểu tu", năm năm qua một kỳ "đại tu" để những thái giám chuyên môn xét lại xem ngọc hành có "trùng sinh" hay không.

Theo sách “Thần Viên Tạp Thức”, thái giám thường thích ăn các loại thức ăn tráng dương và dùng những toa thuốc như Mẫu cẩu cảnh tán, Thiên khẩu nhất bôi ẩm, Ngọc cảnh trùng sinh phương... để mong trở lại bình thường.

Sau khi nghe phán rằng chỉ có ăn não trẻ và sinh thực khí của đàn ông mới có thể giúp phục hồi dương khí, những tên thái giám đời Minh liền bắt bớ giết hại hàng loạt trẻ nhỏ về phục vụ cho món ăn của mình.

Thậm chí, chúng còn tin rằng một ngày bộ phận sinh dục mà chúng đã bị cắt bỏ đi có thể phục hồi lại được nguyên vẹn như cũ.

Bên cạnh những mưu mô thoán quyền đoạt vị, nhiều tên thái giám vẫn luôn mơ tưởng đến một ngày chúng sẽ trở lại nguyên vẹn như một người đàn ông thực thụ. (TinTucLamDep)

0 comments

Post a Comment