down

12.06.2011

7 nguyên nhân khiến làn da bị khô

Cùng đi tìm những thủ phạm khiến làn da của bạn bị khô nhé!
Thế nào là da khô?
Làn da bình thường, khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất béo tự nhiên, giúp da giữ độ ẩm và luôn mềm mại.
Thông thường, da khô là do môi trường quá khô hanh trong khi làn da lại không được bảo vệ thường xuyên. Ngoài ra, là tình trạng sức khỏe hoặc yếu di truyền.
Hiện tượng khô da có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất trên cánh tay, bàn tay, chân và bụng. Nếu không chữa trị không đúng cách, có thể dẫn đến viêm da, sưng hoặc nhiễm trùng.

7 nguyên nhân khiến da bị khô
Thiếu máy tạo ẩm không khí: Bởi hệ thống phun hơi của máy làm ẩm không khí là một phần quan trọng trong việc chăm sóc làn da khô.
Căn cứ theo tình hình thời tiết, nhiệt độ trong và ngoài phòng mà bạn điều tiết độ ẩm của máy sao cho phù hợp. Bạn cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột vì điều này sẽ khiến da bị khô nẻ, bong tróc.
Không khí quá khô hanh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Cách tốt nhất là đội mũ, khăn choàng và găng tay mỗi khi bạn ra ngoài. Đặc biệt nên mang tất giữ ấm đôi chân trong suốt mùa đông vì không khí lạnh có thể khiến da chân trở nên khô và nứt nẻ.
Tắm nước nóng thường xuyên: Bạn có thể cảm nhận được làn da trở nên khô hơn ngay khi bạn bước chân ra khỏi nhà tắm. Cách tốt nhất là tắm bằng nước ấm, lau người bằng khăn bông mềm để tránh tổn thương cho da.
Sử dụng xà phòng:  Xà phòng “tẩy” chất dầu tự nhiên trên da rất mạnh. Vì thế, chỉ dùng xà phòng cho chân, tay, bẹn, nách còn lại nên tắm bằng dầu tắm. Chỉ trừ những trường hợp phải làm việc trong môi trường quá bẩn mới nên tắm táp bằng xà phòng.
Lưu ý là việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cũng có thể làm da tay khô nẻ.
Quần áo không thoải mái: Nhiều người vẫn ngoan cố mặc những bộ quần áo khiến họ có cảm giác ngứa ngáy.
Thực tế, da khô thường đặc biệt nhạy cảm với chất kích thích. Do đó, liên tục để làn da cọ xát với quần áo không thoải mái có thể làm cho da khô hơn và ngứa ngáy hơn.
Hãy chọn những quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái ngay trong lần đầu tiên mặc chúng. Chất liệu bông là tốt nhất. Ngoài ra, trang phục không được quá bó.
Do sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc trị các bệnh như cao huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc dị ứng, thuốc trị mụn… có thể làm da trở nên khô hơn. Nếu thấy sau uống thuốc 1 thời gian mà có biểu hiện da khô thì nên trao đổi với bác sĩ đã kê đơn để được đổi thuốc.
Gặp một số vấn đề về sức khỏe: Thông thường, da khô là do yếu tố bên ngoài. Nhưng đôi khi, nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh tật nào đó trong cơ thể bao gồm một sự thay đổi sinh lý tự nhiên hay một bệnh tật cụ thể.
Ví dụ, khô da thường phát triển khi cơ thể dần lớn lên, đặc biệt là ở phụ nữ. Thay đổi nội tiết tố có thể gây khô da hoặc đôi khi khô da chỉ đơn giản là do bệnh di truyền.
Một số bệnh tật phổ biến có thể dẫn đến da khô như: bệnh eczema, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường; sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp; suy dinh dưỡng.
Ngừa khô da như nào?
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể gặp da khô. Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào từng cá nhân. Đôi khi, uống thuốc  sẽ giúp giải quyết tình trạng da khô hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp khác, bạn vẫn có thể cần phải làm theo một số mẹo chăm sóc da khô cơ bản nêu trên. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và giúp bạn có được điều trị tốt nhất.

0 comments

Post a Comment