Giới thiệu CSS
Phần các bài học này sẽ mang tới cho bạn một số kiến thức khác để tạo cho Website có thêm một phong cách hay một kiểu cách thống nhất mà bạn không phải mất nhiều thời gian và công sức để chỉnh sửa trên nhiều trang Web của bạn.
Kiến thức tiên quyết
Trước khi tập trung nghiên cứu về CSS bạn cần nắm vững các kiến thức về: WWW, HTML và các khái niệm cơ bản về xây dựng Website.
Thỏa thuận với người đọc
Để cho bạn không hiểu lầm một số từ ngữ chuyên môn, vì thế chúng tôi sẽ giữ nguyên bản các cụm từ thuật ngữ tiếng Anh( Ví dụ: HTML, Style Sheet, Head, p,...) những cụm từ này sẽ có giải thích ý nghĩa ngay khi bạn đọc chúng lần đầu tiên trong tài liệu này.
CSS là gì?
Phần các bài học này sẽ mang tới cho bạn một số kiến thức khác để tạo cho Website có thêm một phong cách hay một kiểu cách thống nhất mà bạn không phải mất nhiều thời gian và công sức để chỉnh sửa trên nhiều trang Web của bạn.
Kiến thức tiên quyết
Trước khi tập trung nghiên cứu về CSS bạn cần nắm vững các kiến thức về: WWW, HTML và các khái niệm cơ bản về xây dựng Website.
Thỏa thuận với người đọc
Để cho bạn không hiểu lầm một số từ ngữ chuyên môn, vì thế chúng tôi sẽ giữ nguyên bản các cụm từ thuật ngữ tiếng Anh( Ví dụ: HTML, Style Sheet, Head, p,...) những cụm từ này sẽ có giải thích ý nghĩa ngay khi bạn đọc chúng lần đầu tiên trong tài liệu này.
CSS là gì?
· CSS thay thế cho một cụm từ tiếng Anh là "Cascading Style Sheet"
· Styles định nghĩa cách các thành phần HTML hiển thị như thế nào.
· Các Styles thông thường được lưu trữ trong một Style Sheets
· Các Style đã được đã được thêm vào từ công bố HTML bản 4.0
· Có ba cách chèn Style: 1.External Style Sheets 2.Internal Style Sheets và 3.Inline Style những giải thích về các loại này ở dưới.
· External Style Sheets có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho công việc của bạn.
· External Style Sheets được lưu trong những tệp có phần mở rộng là CSS.
Nhiều định nghĩa Style trong một tệp thì được gọi là Cascade(xếp lớp) Style Sheet.
Mô phỏng CSS
Với CSS, văn bản HTML của bạn có thể được hiển thị với rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Mời bạn xem bài ....Các bài mô phỏng CSS.
Style giải quyết những vấn đề chung
Thẻ HTML khởi đầu được thiết kế để định nghĩa nội dung của một văn bản. Chúng được hỗ trợ để mô tả cho trinh duyệt hiểu và thể hiện ý nghĩa như "Đây là một Dòng đầu trang", "Đây là một đoạn", "Đây là một bảng",... bằng cách sử dụng những thẻ như
<h1> , <p> , <table>Việc phác thảo văn bản được hỗ trợ bởi trình duyệt mà không có bất cứ một thẻ định dạng nào. Với hai trình duyệt chính là Netscape và Internet Explorer tiếp đưa thêm những thẻ HTML mới và những thuộc tính(giống như thẻ và các thuộc tính giống như màu sắc) cho chỉ định HTML ban đầu thì việc tạo ra các Website càng khó khăn hơn, nơi mà nội dung của văn bản HTML ngày càng phân chia đối với thể hiện của giao diện trang. Để giải quyết vấn đề này, W3C đã tạo ra STYLES thêm vào HTML 4.0 Cả hai trình duyệt Netscape 4.0 và IE 4.0 đều hỗ trợ các CSS.
Style Sheet có thể tiết kiệm rất nhiều công sức làm việc của bạn
Các Style trong HTML 4.0 định nghĩa các thành phần HTML hiển thị như thế nào, giống như thuộc tính của thẻ font và color trong HTML 3.2. Các Style thông thường được lưu trong những file bên ngoài của văn bản HTML. "External style sheets" hay Style Sheet Ngoài cho phép bạn thay đổi dáng vẻ bên ngoài của các trang Web chỉ với việc soạn thảo một tệp CSS đơn lẻ. Nếu như bạn thử thay đổi phông chữ và màu sắc cho các dòng tiêu đề cho một văn bản dài trong trang Web của bạn, bạn sẽ hiểu CSS có thể tiết kiệm công sức của bạn như thế nào. CSS là một sợi chỉ xuyên suốt trong thiết kế Web bởi vì nó cho phép người phát triển kiểm soát kiểu cách và sự sắp đặt của nhiều trang một lần. Để tạo ra sự thay đổi mang tính tổng thể, đơn giản là bạn chỉ cần thay đổi Style và tất cả các thành phần khác(mà nhận Style này) sẽ tự động cập nhật theo.
Nhiều Style có thể xếp lớp trong một
Style Sheet cho phép thông tin được xác định theo rất nhiều cách. Các Style có thể được xác định bên trong một thành phần HTML đơn, bên trong thành phần <head> của một trang HTML, hoặc trong một file CSS bên ngoài. Thậm chí nhiều Style Sheet bên ngoài có thể được tham chiếu trong một tài liệu HTML đơn.
Thứ tự xếp lớp
Style nào sẽ được sử dụng khi có hơn một style được chỉ định cho một thành phần HTML? What style will be used when there is more than one style specified for an HTML element? Thông thường nói rằng chúng ta có thể phát biểu là tất cả các style sẽ "xếp chồng" vào trong một Style Sheet "ảo" mới bẳng những luật sau, nơi mà Style ở vị trí thứ tư có quyền ưu tiên cao nhất: 1. Theo mặc định của trình duyệt. 2. Style Sheet bên ngoài. 3. Style Sheet bên trong.(bên trong cặp thẻ <head>) 4. Style nội tuyến.(bên trong các thành phần HTML) Vì thế, một Style nội tuyến có quyền ưu tiên là cao nhất, điều đó có nghĩa là nó sẽ trùm lên tất cả các style được khai báo bên trong thẻ <head>, trong một Style Sheet bên ngoài và giá trị mặc định của Browser.
Cú pháp CSS
Cú pháp
Cú pháp của một CSS được tạo nền từ ba phần: một "bộ chọn - selector", một "thuộc tính - property" và một "giá trị - value":
bộ trọn{thuộc tính:giá trị}"bộ chọn" thông thường là các phần tử/thẻ HTML mà bạn muốn chỉ định, thuộc tính là các tính chất mà bạn muốn thay đổi, và mỗi thuộc tính có thể mang được một giá trị. Thuộc tính và giá trị được phân cách bởi một dấu ":" và được bao bởi một dấu móc nhọn. Ví dụ:
body{color:black}Nếu giá trị có một chuỗi các từ liên tiếp để chỉ ra một tên nào đó, ta phải đặt chúng trong dấu nháy kép như thế này "...", Ví dụ:
thì:
· body: là "Bộ chọn".
· color: là "thuộc tính".
black: là "value"
p {font-family: "sans serif " }vì phông chữ có tên là "sans serif" về bản chất là có khoảng trống giữa từ "sans" và "serif" vì thế phải được đặt trong nháy kép. Lưu ý: Nếu bạn muốn chỉ định nhiều hơn một thuộc tính, bạn phải phân cách mỗi một thuộc tính bằng một dấu chấm phẩy. Ví dụ dưới đây chỉ ra cách làm thế nào để định nghĩa một phân đoạn được căn giữa với dòng chữ có màu đỏ
p {text-align:center;color:red}Để tạo ra những định nghĩa về style dễ đọc hơn, bạn có thể mô tả mỗi thuộc tính trên một dòng giống như sau:
p
{
text-align: center;
color: black;
font-family: arial
}
Nhóm các phần hau(Grouping)
Bạn có thể nhóm các bộ chọn. Phân cách mỗi bộ chọn bằng một dấu chấm phẩy. Trong ví dụ dưới đây chúng ta nhóm tất cả các thành phần "Header". Mỗi một thành phần header sẽ có màu xanh lá cây:
h1,h2,h3,h4,h5,h6
{
color: green
}
Bộ chọn Lớp(The class Selector)
Với một "bộ chọn lớp" bạn có thể định nghĩa các style khác nhau cho cùng một kiểu thành phần HTML. Điều này nói nên rằng nếu như bạn muốn có hai kiểu của phân đoạn trong văn bản: một đoạn căn phải, một đoạn căn giữa. Đây là những gì bạn có thể làm với những kiểu đó: p.right {text-align: right} p.center {text-align: center} Bạn phải sử dụng "thuộc tính lớp" trong văn bản HTML của bạn:
<p class="right">Lưu ý: Chỉ một thuộc tính lớp có thể được chỉ định trên một thành phần HTML! Ví dụ dưới đây là sai(vì có 2 lớp trên một phần tử "p")
Phan doan nay se can ben phai.
</p>
<p class="center">
Phân đoạn này sẽ căn giữa.
</p>
<p class="right" class="center">Bạn có thể cũng có thể bỏ qua tên thẻ trong bộ trọn để định nghĩa một style cái mà sẽ được sử dụng bởi tất cả các thành phần trong HTML mà có mặt trong một lớp nào đó. Trong ví dụ phía dưới, tất cả các thành phần HTML với class="center" sẽ được căn giữa:
This is a paragraph.
</p>
.center {text-align: center}Trong đoạn mã phía dưới thì thành phần "h1" và thành phần "p" có class="center". Điều này có nghĩa là cả hai phần tử sẽ tuân theo những luật trong bộ chọn ".center":
<h1 class="center">
This heading will be center-aligned
</h1>
<p class="center">
This paragraph will also be center-aligned.
</p>
Bộ chọn Mã(The id Selector)
Bộ chọn mã thì khác với bộ chọn lớp. Trong khi một bộ chọn lớp có thể ứng dụng cho một vài phần tử trong một trang, thì một bộ trọn mã luôn luôn áp dụng cho chỉ một phần tử Một thuộc tính ID(mã số) phải là duy nhất bên trong một văn bản Luật về style phía dưới sẽ tương ứng với một phần tử "p" mà có giá trị id là "para1":
p#para1Luật về style phía dưới sẽ tương ứng với phần tử đầu tiên mà có giá trị id là "wer345":
{
text-align: center;
color: red
}
*#wer345 {color: green}Luật ở trên sẽ tương ứng với thành phần h1 này:
<h1 id="wer345">Some text</h1>Luật dưới đây sẽ tương ứng với một thành phần p mà có giá trị id là "wer345":
p#wer345 {color: green}Luật trên đây sẽ không đáp ứng với thành phần h2:
<h2 id="wer345">Some text</h2>
Lời chú thích trong CSS
Bạn có thể chèn một đoạn chú thích để giải thích mục đích đoạn mã của bạn, nó có thể giúp gợi nhớ lại cho bạn sau nhiều ngày làm việc. Một lời chú thích sẽ không được trình duyệt hiển thị. Một lời chú thích của CSS bắt đầu bằng dấu "/*" và kết thúc bằng dấu "*/", giống như những dòng chữ màu đỏ thế này:
/* Đây là dòng chú thích */
p
{
text-align: center;
/* Đây là dòng chú thích khác */
color: black;
font-family: arial
}
CSS làm thế nào...
Làm thế nào để chèn một Style Sheet
Khi một trình duyệt đọc một style sheet, nó sẽ định dạng văn bản theo các quy định có trong Style Sheet đó. Có ba cách để chèn một Style Sheet:
Style Sheet Ngoài
Một Style Sheet ngoài là lý tưởng khi style đó được ứng dụng cho nhiều trang. Với một Style Sheet ngoài, bạn có thể thay đổi cách nhìn của toàn bộ một Website chỉ cần với một file thay đổi. Mỗi trang muốn liên kết với Style Sheet cần phải sử dụng thẻ <link>. Thẻ <link> đứng bên trong đoạn <head>...</head>:
<head>Trình duyệt sẽ đọc chỉ định về style từ file "mystyle.css", và định dạng văn bản theo file này. Một Style Sheet Ngoài có thể được viết trong một bộ soạn thảo văn bản nào đó. Tệp đó không được chứa các thẻ html. Style Sheet của bạn nên được lưu lại với phần mở rộng là "tên_file.css". Một ví dụ về một tệp Style Sheet được biểu diễn phía dưới:
<link rel="stylesheet" type="text/css"
href="mystyle.css" />
</head>
hr {color: sienna}Lưu ý: Đừng để khoảng trống giữa giá trị của thuộc tính và đơn vị! Nếu bạn sử dụng câu lệnh:
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url("images/back40.gif")}
"margin-left:10 px" thay vì "margin-left: 10px"thì nó sẽ chỉ làm việc một cách hợp lệ trong trình duyệt Internet Explorer 6 nhưng nó sẽ không làm việc trong hai trình duyệt Mozilla hoặc Netscape.
Style Sheet Trong
Một Style Sheet Trong cần phải được sử dụng khi một văn bản đơn có một style duy nhất. Bạn định nghĩa các Style Trong bên trong phần đầu bằng cách sử dụng thẻ <style> giống như thế này:
<head>Trình duyệt lúc này sẽ đọc các chỉ định style, và định dạng văn bản theo các chỉ định trong đó. Lưu ý: Một trình duyệt thông thường thì sẽ bỏ qua những thẻ mà nó không hiểu. Điều này có nghĩa là một trình duyệt phiên bản cũ mà không hỗ trợ các Style, sẽ bỏ qua các thẻ <style>, nhưng nội dung của thẻ <style> sẽ hiển thị trên trang. Có thể ngăn cản một trình duyệt cũ hiển thị nội dung bằng cách ẩn nó trong thành phần giải thích của HTML.
<style type="text/css">
hr
{
color: sienna
}
p
{
margin-left: 20px
}
body {
background-image: url("images/back40.gif")
}
</style>
</head>
<head>
<style type="text/css">
<!--
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url("images/back40.gif")}
-->
</style>
</head>
Style Nội tuyến(Inline Styles)
Một Style nội tuyến mất rất nhiều ưu điểm của các Style Sheet bình thường bởi việc trộn lẫn nội dung với việc thể hiện. Sử dụng phương pháp tiết kiệm này, giống như khi một style được áp dụng cho một sự kiện riêng lẻ của một thành phần. Để sử dụng các Style nội tuyến bạn sử dụng thuộc tính style trong thẻ có liên quan. Thuộc tính thẻ có thể bao gồm bất cứ mẫu CSS nào. Ví dụ dưới đây sẽ đưa ra cách làm thế nào để thay đổi màu và việc căn trái cho một đoạn:
<p style="color: sienna; margin-left: 20px">Khi một trang chịu nhiều hiệu ứng Style Sheets(Multiple Style Sheets) Nếu một vài thuộc tính cùng được thiết lập cho cùng bộ chọn với style sheets khác nhau, giá trị sẽ được kế thừa nhiều hơn từ các chỉ định đó. Ví dụ, một Style sheet Ngoài có những thuộc tính cho bộ chọn h3 như sau:
This is a paragraph
</p>
h3Và một Style Sheet Trong cũng có các các thuộc tính cho bộ chọn h3 như sau:
{
color: red;
text-align: left;
font-size: 8pt
}
h3Nếu trang Web đã được thiết lập Style Sheet Trong mà đồng thời cũng gọi Style Sheet Ngoài thì thuộc tính chung cho h3 sẽ là:
{
text-align: right;
font-size: 20pt
}
color: red;Màu cho h3 sẽ kế thừa từ Style Sheet Ngoài và các thuộc tính text-alignment và font-size sẽ thay thế bởi Style Sheet Trong(đúng theo tính chất ưu tiên) Các thuộc tính Border trong CSS
text-align: right;
font-size: 20pt
--------------------------------------------------------------------------------
Các thuộc tính Border trong CSS định nghĩa đường bao( biên) xung quanh một thành phần. --------------------------------------------------------------------------------
Các ví dụ:
- Thiết lập kiểu cách của bốn đường bao.
Ví dụ này mô phỏng làm thế nào để thiết lập kiểu cách của bốn đường bao
- Thiết lập các đường bao khác nhau trên mỗi cạnh.
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập các đường bao khác nhau trên mỗi cạnh của phần tử
- Thiết lập màu của bốn đường bao
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập màu của bốn đường bao. Nó có thể thiết lập từ cạnh thứ nhất đến cạnh thứ bốn.
- Thiết lập độ rộng của đường bao đáy
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập độ rộng của đường bao đáy
- Thiết lập độ rộng của đường bao trái
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập độ rộng của đường bao bên trái
- Thiết lập độ rộng của đường bao phải Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập độ rộng của đường bao bên phải. Tương tự như thuộc tính border_left_width. Xem cách dùng ở bảng thuộc tính phía dưới.
- Thiết lập độ rộng của đường bao đỉnh
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập độ rộng của đường bao đỉnh
- Tất cả các thuộc tính đường bao đáy trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho đường bao đáy trong một khai báo.
- Tất cả các thuộc tính đường bao trái trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho đường bao trái trong một khai báo
- Tất cả các thuộc tính đường bao phải trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho đường bao trái trong một khai báo
- Tất cả các thuộc tính đường bao đỉnh trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho đường bao đỉnh trong một khai báo
- Tất cả các thuộc tính về độ rộng của đường bao trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho độ rộng đường bao trong một khai báo, có thể thiết lập cho từ một đến bốn đường bao.
- Tất cả các thuộc tính đường bao trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một thuộc tính nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính cho bốn đường bao đáy trong một khai báo, có thể thiết lập cho từ một đến bốn đường bao.
Các đường bao trong CSS
Thuộc tính Border cho phép bạn chỉ định kiểu cách, màu sắc và độ rộng của đường bao của một thành phần. Trong HTML chúng ta sử dụng bảng để tạo ra các đường bao xung quanh một văn bản, nhưng với các thuộc tính Border trong CSS chúng ta có thể tạo các đường bao với hiệu ứng đẹp và nó có thể ứng dụng cho phần tử bất kỳ.
Thuộc tính Border:
Thuộc tính | Mô tả | Ví dụ |
border | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho toàn bộ cả 4 đường bao trong một khai báo. | border-width border-style border-color |
border-bottom | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho đường bao đáy trong một khai báo. | border-bottom-width border-style border-color |
border-bottom-color | Thiết lập màu sắc của đường bao đáy | border-color |
border-bottom-style | Thiết lập kiểu cách của đường bao đáy. | border-style |
border-bottom-width | Thiết lập độ rộng của đường bao đáy | thin medium thick length |
border-color | Thiết lập màu sắc của bốn đường bao, có thể đạt màu từ một đến bốn. | color |
border-left | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho đường bao trái trong một khai báo. | border-left-width border-style border-color |
border-left-color | Thiết lập màu sắc của đường bao trái. | border-color |
border-left-style | Thiết lập kiểu cách của đường bao trái. | border-style |
border-left-width | Thiết lập độ rộng của đường bao trái. | thin medium thick length |
border-right | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho đường bao phải trong một khai báo. | border-right-width border-style border-color |
border-right-color | Thiết lập màu sắc của đường bao phải. | border-color |
border-right-style | Thiết lập kiểu cách của đường bao phải. | border-style |
border-right-width | Thiết lập độ rộng của đường bao phải. | thin medium thick length |
border-style | Thiết lập kiểu cách của cả bốn đường bao, có thể đạt được kiểu từ một đến bốn. | none hidden dotted dashed solid double groove ridge inset outset |
border-top | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho đường bao đỉnh trong một khai báo. | border-top-width border-style border-color |
border-top-color | Thiết lập màu sắc của đường bao đỉnh. | border-color |
border-top-style | Thiết lập kiểu cách của đường bao đỉnh. | border-style |
border-top-width | Thiết lập độ rộng của đường bao đỉnh | thin medium thick length |
border-width | Một thuộc tính tốc hành để thiết lập độ rộng của bốn đường bao trong một khai báo, có thể có từ một đến bốn giá trị. | thin medium thick length |
Thuộc tính phông trong CSS xác định phông chữ trong văn bản Ví dụ
- Thiết lập phông chữ trong một văn bản
Ví dụ này mô phỏng một phông chữ được thiết lập như thế nào.
- Thiết lập kích cỡ cho phông chữ
Ví dụ này mô phỏng thiết lập kích cỡ phông chữ như thế nào.
- Thiết lập kiểu cách của phông chữ
Ví dụ này mô phỏng thiết lập kiểu cách phông chữ như thế nào.
- Thiết lập biến thể của phông
Ví dụ này mô phỏng cách thiết lập các biến thể của phông chữ như thế nào.
- Thiết lập đường bao của phông chữ
Ví dụ này mô phỏng thiết lập độ đậm của phông chữ như thế nào.
- Tất cả thuộc tính trong một khai báo.
Ví dụ này mô phỏng sử dụng thuộc tính tốc hành để thiết lập thuộc tính cho tất cả các phông chữ trong một khai báo như thế nào.
Các phông trong CSS
Thuộc tính Font cho phép bạn thay đổi họ phông, độ đậm, kích cỡ và kiểu cách phông chữ của văn bản.
Các Lưu ý - Mẹo hữu ích
Các Phông chữ thì được xác định bởi tên của chúng trong CSS1. Lưu ý rằng nếu một trình duyệt không hỗ trợ thuộc tính phông được chỉ định thì nó sẽ sử dụng phông mặc định.
Thuộc tính Font:
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
font | Một thuộc tính nhỏ để thiết lập tất cả thuộc tính cho một phông trong một khai báo. | font-style font-variant font-weight font-size/line-height font-family caption icon menu message-box small-caption status-bar |
font-family | Một danh sách ưu tiên của các họ phông cho một thành phần. | family-name generic-family |
font-size | Thiết lập kích cỡ cho một phông chữ. | xx-small x-small small medium large x-large xx-large smaller larger length % |
font-stretch | Những rút gọn hoặc mở rộng của phông. | normal wider narrower ultra-condensed extra-condensed condensed semi-condensed semi-expanded expanded extra-expanded ultra-expanded |
font-style | Thiết lập kiểu cách của phông. | normal italic oblique |
font-variant | Hiển thị văn bản trong một phông chữ HOA NHỎ hoặc một phông chữ thường. | normal small-caps |
font-weight | Thiết lập trọng lượng của phông. | normal bold bolder lighter 100 200 300 400 500 600 700 800 900 |
Thuộc tính List cho phép bạn thay đổi giữa các điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách khác nhau, thiết lập một ảnh như một điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách và thiết lập nơi để đặt điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách. Ví dụ:
- Các điểm_đánh_dấu mục khác nhau trong một danh sách không có thứ tự
Ví dụ này mô tả các điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách khác nhau trong CSS
- Các điểm_đánh_dấu mục khác nhau trong một danh sách có thứ tự
Ví dụ này mô tả các điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách khác nhau trong CSS
- Thiết lập một ảnh như điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách
Ví dụ này mô phỏng cách thiết lập một ảnh như một điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách
- Đặt một điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách
Ví dụ này mô phỏng nơi để đặt chỗ cho điểm đánh dấu mục danh sách
- Tất cả các thuộc tính danh sách trong một khai báo
Ví dụ này mô tả một cách nhanh chóng để thiết lập cho toàn bộ các thuộc tính cho một danh sách trong một khai báo.
Thuộc tính của Danh sách
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
list-style | A shorthand property for setting all of the properties for a list in one declaration Một thuộc tính ngắn gọn để thiết lập cho toàn bộ thuộc tính của danh sách trong một khai báo | list-style-type list-style-position list-style-image |
list-style-image | Sets an image as the list-item marker Thiết lập một ảnh như một điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách. | none url |
list-style-position | Places the list-item marker in the list Đặt một điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách trong danh sách. | inside outside |
list-style-type | Sets the type of the list-item marker Thiết lập kiểu của điểm_đánh_dấu_mục_danh_sách. | none disc circle square decimal decimal-leading-zero lower-roman upper-roman lower-alpha upper-alpha lower-greek lower-latin upper-latin hebrew armenian georgian cjk-ideographic hiragana katakana hiragana-iroha katakana-iroha |
marker-offset | auto length |
Thuộc tính Text trong CSS xác định diện mạo của văn bản. Ví dụ
- Thiết lập màu của văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập màu của văn bản
- Thiết lập màu nền của văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thiết lập màu nền của một phần của văn bản
- Chỉ định khoảng cách giữa các ký tự
Ví dụ này mô tả làm thế nào để tăng hoặc giảm khoảng trống giữa các ký tự
- Căn văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để căn chỉnh văn bản
- Trang trí cho văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thêm trang trí cho văn bản.
- Thụt đầu dòng văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để thụt đầu dòng đầu tiên của một đoạn
- Kiểm soát chữ trong văn bản
Ví dụ này mô tả làm thế nào để kiểm soát chữ trong một văn bản
Text trong CSS
Thuộc tính Text cho phép bạn kiểm soát diện mạo của văn bản. Nó cũng có thể thay đổi màu của văn bản, tăng hoặc giảm khoảng cách giữa các ký tự trong một văn bản, căn chỉnh một văn bản, trang trí cho văn bản, thụt dòng đầu tiên và nhiều hiệu ứng khác.
Thuộc tính Text
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
color | Thiết lập màu cho chữ | color |
direction | Thiết lập hướng cho chữ | ltr rtl |
letter-spacing | Tăng hoặc giảm khoảng trống giữa các ký tự | normal length |
text-align | Căn chỉnh văn bản trong một thành phần | left right center justify |
text-decoration | Thêm trang trí cho văn bản | none underline overline line-through blink |
text-indent | Thụt dòng đầu văn bản trong một thành phần | length % |
text-shadow | none color length | |
text-transform | Kiểm soát ký tự trong một thành phần | none capitalize uppercase lowercase |
white-space | Thiết lập bao nhiêu khoảng trắng trong một thành phần | normal pre nowrap |
word-spacing | Tăng hoặc giảm khoảng trống giữa các từ | normal length |
Thuộc tính Padding của CSS xác định khoảng trống giữa thành phần đường bao và nội dung. Ví dụ:
- Thiết lập left padding
Thuộc tính này mô phỏng làm thế nào để thiết lập khoảng đệm phía bên trái của một ô của bảng
- Thiết lập right padding
Thuộc tính này mô phỏng làm thế nào để thiết lập khoảng đệm phía bên phải của một ô của bảng
- Thiết lập top padding
Thuộc tính này mô phỏng làm thế nào để thiết lập khoảng đệm với đỉnh của một ô của bảng
- Thiết lập bottom padding
Thuộc tính này mô phỏng làm thế nào để thiết lập khoảng đệm với đáy của một ô của bảng
- Tất cả các thuộc tính padding trong một khai báo
Ví dụ này mô phỏng một thuộc tính ngắn để thiết lập tất cả các thuộc tính padding trong một khai báo, có thể nhận từ một tới bốn giá trị.
Padding trong CSS
Thuộc tính Padding xác định khoảng trống giữa phần tử đường bao và nội dung. Không cho phép các giá trị âm. Khoảng trống đệm của đỉnh, phải, dưới và trái có thể được thay đổi một cách độc lập sử dụng các thuộc tính riêng biệt. Một thuộc tính khoảng đệm ngắn gọn thì cũng được tạo ra để kiểm soát nhiều cạnh cùng lúc.
Các thuộc tính của Padding
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
padding | Một thuộc tính ngắn gọn để thiết lập tất cả các khoảng đệm chỉ với một lần khai báo | padding-top padding-right padding-bottom padding-left |
padding-bottom | Thiết lập khoảng đệm tại đáy của một phần tử | length % |
padding-left | Thiết lập khoảng đệm phía trái của một phần tử. | length % |
padding-right | Thiết lập khoảng đệm phía phải của một phần tử. | length % |
padding-top | Thiết lập khoảng đệm trên đỉnh của một phần tử. | length % |
Các thuộc tính Background trong CSS định nghĩa các hiệu ứng của một thành phần Ví dụ:
- Thiết lập màu nền
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để thiết lập màu nền cho một thành phần
- Thiết lập một ảnh như một nền
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để thiết lập một ảnh như một nền.
- Làm thế nào để lặp một ảnh nền
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để lặp một ảnh nền chỉ theo chiều dọc
- Làm thế nào để đặt một ảnh nền
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để đặt một ảnh trên một trang
- Làm thế nào để thiết lập một ảnh nền cố định
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để thiết lập một ảnh nền cố định. Ảnh đó sẽ không cuộn theo phần còn lại của văn bản.
- Tất cả các thuộc tính nền trong một khai báo
Ví dụ này mô phỏng cách làm thế nào để sử dụng một thuộc tính ngắn gọn để thiết lập tất cả các thuộc tính nền trong một khai báo.
Thuộc tính Background trong CSS
Thuộc tính nền cho phép bạn kiểm soát màu nền của một thành phần, thiết lập một ảnh như nền trong văn bản, lặp lại một ảnh nền theo chiều dọc hoặc chiều ngang và vị trí của một ảnh trên một trang.
Các thuộc tính Background
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
background | Một thuộc tính ngắn gọn để thiết lập tất cả các thuộc tính nền trong một khai báo. | background-color background-image background-repeat background-attachment background-position |
background-attachment | Thiết lập liệu một ảnh có đứng cố định một chỗ hay cuộn theo phần văn bản còn lại của trang. | scroll fixed |
background-color | Thiết lập màu nền của một phần tử | color-rgb color-hex color-name transparent |
background-image | Thiết lập một ảnh như nền của trang. | url none |
background-position | Thiết lập điểm xuất phát của một ảnh nền | top left top center top right center left center center center right bottom left bottom center bottom right x-% y-% x-pos y-pos |
background-repeat | Thiết lập cách một ảnh sẽ được lặp lại như thế nào. | repeat repeat-x repeat-y no-repeat |
Thuộc tính Margin trong CSS xác định khoảng trống xung quanh phần tử. Ví dụ:
- Thiết lập lề đáy của một văn bản
Ví dụ này mô phỏng làm thế nào để thiết lập lề đáy của một văn bản.
- Tất cả các thuộc tính lề trong một khai báo
Thiết lập một tính chất nhanh chóng để thiết lập tất cả các thuộc tính lề trong một khai báo.
Các lề trong CSS
Thuộc tính căn lề xác định khoảng trống xung quanh các phần tử. Nó có thể sử dụng cả giá trị âm gối lên nội dung. Các thuộc tính căn lề đỉnh, phải, đáy và trái có thể được thay đổi một cách độc lập sử dụng các thuộc tính riêng rẽ. Một thuộc tính căn lề nhanh có thể được dùng để thay đổi tất cả các lề một lần. Lưu ý về trình duyệt: Netscape và IE thiết lập mặc định lề cho thẻ body là 8px. Trình duyệt Opera không thiết lập! Để thay thế, Opera áp dụng một khoảng đệm là 8px, vì thế nếu một người muốn căn chỉnh lề cho toàn bộ một trang và hiển thị một cách đúng đắn trong Opera, thì khoảng đệm cho body cũng phải được thiết lập.
Các thuộc tính của Margin:
Thuộc tính | Mô tả | Giá trị |
margin | Một thuộc tính nhanh để thiết lập thuộc tính cho lề trong một khai báo. | margin-top margin-right margin-bottom margin-left |
margin-bottom | Thiết lập lề đáy của một phần tử. | auto length % |
margin-left | Thiết lập lề trái của một phần tử. | auto length % |
margin-right | Thiết lập lề phải của một phần tử. | auto length % |
margin-top | Thiết lập lề đỉnh của một phần tử. | auto length % |
Chúc bạn thành công
VnTim™ Nguồn http://my.opera.com/tranmanhlinh/blog/show.dml/1419188
0 comments
Post a Comment