Món gì ăn quá nhiều cũng không tốt, điều này đặc biệt đúng với những món ăn có đường như kem, bánh ngọt....
10 lý do sau đây chính là điều khiến bạn nên hạn chế ăn nhiều đường:
Sâu răng:
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đều đã được cha mẹ cảnh báo rằng ăn nhiều đồ ngọt, nhất là kẹo có thể khiến răng bị sâu. Bởi vậy, sau mỗi bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, chúng ta đều được dạy rằng cần phải đánh răng để loại bỏ lượng đường từ đồ ăn còn bám lại trên răng, bởi vì nó là yếu tố làm sâu răng nhanh nhất.
Bệnh về nướu (lợi):
Một nguy hại khác từ việc ăn nhiều đồ ngọt là nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về nướu, chẳng hạn như viêm lợi. Bạn đừng xem thường điều này, bởi tuỳ vào phản ứng khác nhau của cơ thể, viêm lợi có thể dẫn tới viêm nhiễm động mạch vành – một chứng bệnh nguy hiểm.
Đường huyết không ổn định:
Ăn nhiều đường có thể khiến cho đường huyết trong cơ thể bị rối loạn, khiến ta mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác. Một hệ quả khác của việc này là chứng đau đầu và căng thẳng. Nếu lượng đường đưa vào cơ thể không sớm được kiểm soát nó sẽ dẫn đến mất cân bằng lượng glucose trong cơ thể, thậm chí làm rối loạn quá trình hấp thụ glucose.
Béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch:
Đường trong cơ thể quá nhiều sẽ được chuyển đổi và tích tụ lại dưới dạng các mô mỡ. Nó sẽ khiến cho người bệnh bị mắc chứng béo phì, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và thậm chí là bệnh tim mạch.
Đảo lộn hoạt động của hệ miễn dịch:
Vi khuẩn và men có trong máu của con người tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ vào lượng đường trong máu. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, sẽ dẫn tới mất cân bằng trong sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn và men. Điều này tất yếu ảnh hưởng không nhỏ tới hệ miễn dịch và làm bạn yếu đi.
Thiếu crom:
Hầu hết đường mà chúng ta ăn đều là đường tinh luyện và không chứa crom - một thành phần hoá học quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, nó khiến cho đường trong máu không còn được kiểm soát.
Thiếu các chất dinh dưỡng khác:
Việc ăn đường làm mất cảm giác đói, đó chính là lý do chúng ta được khuyên không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn. Khi ăn quá nhiều đường, chúng ta sẽ không cảm thấy cần ăn thức ăn và rau quả - những thực phẩm vốn chứa nhiều loại dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, sắt, canxi, manhê… Do đó, cơ thể tất yếu sẽ bị thiếu các loại dưỡng chất này.
Tăng nguy cơ mắc stress:
Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, đường huyết trong cơ thể vọt lên cao, nhưng chỉ là tạm thời. Năng lượng trong cơ thể sẽ nhanh chóng tụt xuống ngay sau đó. Khi điều này xảy ra, đó cũng là lúc cơ thể giải phóng ra các loại hoóc môn tự nhiên giúp điều chỉnh lượng đường trong máu quay trở về trạng thái ban đầu. Đây là những hoóc môn gây cáu kỉnh và stress.
Lão hóa cơ thể:
Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến cơ thể xảy ra phản ứng glycation - phân tử đường gắn chặt vào các protein trong cơ thể, khiến cho các mô trong cơ thể bị mất đi tính đàn hồi vốn có. Kết quả là tốc độ lão hoá diễn ra nhanh chóng.
Ảnh hưởng tới quá trình nhận thức:
Quá nhiều đường cũng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng học và nhận thức.
10 lý do sau đây chính là điều khiến bạn nên hạn chế ăn nhiều đường:
Sâu răng:
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đều đã được cha mẹ cảnh báo rằng ăn nhiều đồ ngọt, nhất là kẹo có thể khiến răng bị sâu. Bởi vậy, sau mỗi bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, chúng ta đều được dạy rằng cần phải đánh răng để loại bỏ lượng đường từ đồ ăn còn bám lại trên răng, bởi vì nó là yếu tố làm sâu răng nhanh nhất.
Bệnh về nướu (lợi):
Một nguy hại khác từ việc ăn nhiều đồ ngọt là nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về nướu, chẳng hạn như viêm lợi. Bạn đừng xem thường điều này, bởi tuỳ vào phản ứng khác nhau của cơ thể, viêm lợi có thể dẫn tới viêm nhiễm động mạch vành – một chứng bệnh nguy hiểm.
Đường huyết không ổn định:
Ăn nhiều đường có thể khiến cho đường huyết trong cơ thể bị rối loạn, khiến ta mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác. Một hệ quả khác của việc này là chứng đau đầu và căng thẳng. Nếu lượng đường đưa vào cơ thể không sớm được kiểm soát nó sẽ dẫn đến mất cân bằng lượng glucose trong cơ thể, thậm chí làm rối loạn quá trình hấp thụ glucose.
Béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch:
Đường trong cơ thể quá nhiều sẽ được chuyển đổi và tích tụ lại dưới dạng các mô mỡ. Nó sẽ khiến cho người bệnh bị mắc chứng béo phì, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và thậm chí là bệnh tim mạch.
Đảo lộn hoạt động của hệ miễn dịch:
Vi khuẩn và men có trong máu của con người tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ vào lượng đường trong máu. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, sẽ dẫn tới mất cân bằng trong sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn và men. Điều này tất yếu ảnh hưởng không nhỏ tới hệ miễn dịch và làm bạn yếu đi.
Thiếu crom:
Hầu hết đường mà chúng ta ăn đều là đường tinh luyện và không chứa crom - một thành phần hoá học quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, nó khiến cho đường trong máu không còn được kiểm soát.
Thiếu các chất dinh dưỡng khác:
Việc ăn đường làm mất cảm giác đói, đó chính là lý do chúng ta được khuyên không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn. Khi ăn quá nhiều đường, chúng ta sẽ không cảm thấy cần ăn thức ăn và rau quả - những thực phẩm vốn chứa nhiều loại dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, sắt, canxi, manhê… Do đó, cơ thể tất yếu sẽ bị thiếu các loại dưỡng chất này.
Tăng nguy cơ mắc stress:
Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, đường huyết trong cơ thể vọt lên cao, nhưng chỉ là tạm thời. Năng lượng trong cơ thể sẽ nhanh chóng tụt xuống ngay sau đó. Khi điều này xảy ra, đó cũng là lúc cơ thể giải phóng ra các loại hoóc môn tự nhiên giúp điều chỉnh lượng đường trong máu quay trở về trạng thái ban đầu. Đây là những hoóc môn gây cáu kỉnh và stress.
Lão hóa cơ thể:
Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến cơ thể xảy ra phản ứng glycation - phân tử đường gắn chặt vào các protein trong cơ thể, khiến cho các mô trong cơ thể bị mất đi tính đàn hồi vốn có. Kết quả là tốc độ lão hoá diễn ra nhanh chóng.
Ảnh hưởng tới quá trình nhận thức:
Quá nhiều đường cũng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng học và nhận thức.
0 comments
Post a Comment