down

7.27.2008

Tầm quan trọng và sự cần thiết của nội soi tiêu hoá



Một trong những xét nghiệm về sức khoẻ được giới chuyên môn khuyến cáo thường xuyên tại Hoa Kỳ là nội soi tiêu hoá (Colonoscopy), để kịp thời phát hiện hoặc điều trị các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đừơng tiêu hoá mà quan trọng nhất là ung thư. Tuy nhiên, việc này chưa mấy được chú trọng tại Việt Nam, nếu như không muốn nói là còn quá lạ lẫm đối với rất nhiều người.

Nội soi tiêu hoá là gì? Tầm quan trọng và sự cần thiết của nó ra sao ? Khi nào cần phải làm nội soi tiêu hoá? Mời quý vị cùng tìm hiểu qua phần trình bày của Bác sĩ Bùi Xuân Dương, nhiều năm kinh nghiệm trong khoa tiêu hoá-dạ dày, hiện đang hành nghề tại California :

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Nội soi tiêu hoá là một khi mình dùng một máy quay phim cho vào bên trong đường ruột của mình để mình nhận diện ra đựoc những cái hình thù tế bào thay đổi trong hệ thống tiêu hoá. Mình cho một ống nhỏ vào trong cái bao tử, vào trong cái đường ruột thì lúc đó có thể nhận diện được cái hình của cái màn các tế bào trong cơ thể của chúng ta trên cái màn ảnh tivi.

Và từ nhiều năm qua thì với những tiến bộ vượt bực của y khoa cũng như của khoa học nói chung thì bây giờ người ta có những cái tehnique (kỹ thuật), họ chỉ bấm một vài cái nút có thể đổi ánh sáng của cái đèn thì nhìn ngay có thể nhận diện được đó là tế bào do tế bào bị mạch máu sưng vù nhiều quá, hay là do tế bào có thể là tiền ung thư.

Truy tìm những tế bào ung thư

Trà Mi : Dạ vâng. Như vậy, nói một cách tóm tắt thì nội soi tiêu hoá là soi bao tử và soi ruột để truy tìm những tế bào ung thư hoặc những bất thường trong cơ quan tiêu hoá của mình, phải không ạ?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Thưa đúng ạ.

Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết sự cần thiết cũng như sự lợi ích của việc nội soi tiêu hoá.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Trước hết có lẽ chúng ta nên chia làm hai phần, thưa cô Trà Mi cũng như quý vị. Trước hết nói về ruột già chẳng hạn thì ruột già là một trong những nơi dễ xuất hiện ung thư rất là quan trọng cho cả hai phái nữ và nam. Đối với quý ông thì cái ung thư nguy hiểm đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư phổi tại vì có lẽ là do thuốc lá, và ung thư thứ hai là ung thư ruột già.

Đối với quý ông thì cái ung thư nguy hiểm đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư phổi tại vì có lẽ là do thuốc lá, và ung thư thứ hai là ung thư ruột già. Còn về phụ nữ thì ung thư quan trọng nhất đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư , sau đó là ung thư ruột già.

Còn về phụ nữ thì ung thư quan trọng nhất đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư vú, sau đó là ung thư ruột già. Vì vậy mà khi soi ruột già, người ta khuyên là từ 50 tuổi trở lên, tức là kể cả đàn ông lẫn đàn bà, mặc dù không có triệu chứng gì cả, cũng nên đi soi ruột già để truy tầm ung thư.

Còn vấn đề soi bao tử thì thường thường người ta có tính cách định bệnh nhiều hơn là chữa bệnh, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có nhiều bệnh nhân ví dụ chẳng hạn gan của họ bị chai; gan họ bị chai thì máu thay vì đi qua gan nhưng qua gan không được thì nó kiếm đường quay trở lại về tim bằng cách dùng những mạch máu trong thực quản. Vì vậy khi mạch máu trong thực quản bị sưng to quá nó có thể bị vỡ ra và bệnh nhân có thể ói ra máu. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm.

Đa số những bệnh nhân ói ra máu vì những mạch máu trong thực quản bị vỡ ra mà không được cấp cứu đúng cách thì họ có thể lìa trần. Thành ra trong trường hợp đó chúng tôi cũng thường soi bao tử và khi mà soi bao tử thì những mạch máu đó mình có thể tiêm thuôc vô cho nó cầm máu lại, và trong lúc soi mình có thể cột nó lại luôn.

Một số các bệnh nhân khi ăn uống thất thường có nhiều khi họ mất máu, có nhiều khi họ đau bụng, xuống ký một cách kỳ lạ, thì chúng tôi cũng dùng phương pháp nội soi bao tử để xem bên trong có bị lở, bị ung thư hay không. Người Việt Nam chúng ta có xác suất ung thư bao tử cao hơn người da trắng rất là nhiều.

Triệu chứng

Trà Mi : Nhưng mà khi có những triệu chứng nào thì mới bắt đàu nghĩ tới chuyện đi nội soi tiêu hoá, hay là cứ đúng vào lớp tuổi ngoài 50 thì nên thực hiện xét nghiệm này?
Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thực ra thì đúng như vậy, thưa cô. Truy tầm nghĩa là mình khám phá ra bệnh trước khi bệnh nó khám phá ra mình, thì cái vấn đề là 50 tuổi trở lên là nên soi, nên thôi chứ không bắt buộc phải soi. Nếu không soi thì có sao không? Có lẽ không sao cả, nhưng mà nếu có sao thì cũng phiền lắm, thưa cô Trà Mi.

Nếu mình có triệu chứng sớm hơn 50 tuổi, trong trường hợp đối với ruột già là bệnh của người lớn tuổi, người ta thấy là 90% những người ung thư ruột già là hơn 50 tuổi. Nhưng mà cũng có nghĩa là 10% dưới 50 tuổi. Nghĩa là dưới 50 tuổi không có nghĩa là không bị ung thư ruột già.

Vấn đề là nếu mình còn trẻ thì nên truy tầm ung thư ruột già nếu mà có những triệu chứng sau đây: (1) Vì lý do nào đó mình mất máu mà không biết tại sao mình thiếu máu. Có nhiều người khi thấy thiếu máu thì thay vì đi kiếm lý do vì sao mình thiếu máu lại đi uống thuốc bổ máu.

(2) Vấn đề tiêu hoá của mình thay đổi. Tự nhiên hồi trước tới giờ mỗi ngày mình đi vệ sinh một lần mà thôi, bây giờ tự nhiên mình đi nó thay đổi lúc thì bón luc thì tiêu chảy, hoặc là khi thỉnh thoảng trong phân có máu, hoặc là bụng mình đau một cách kỳ lạ mà mình không hiểu, hoặc trong gia đình có người bị ung thư ruột già một cách tương đối sớm. Một số các người ung thư nó có thể liên quan tới nhau, ví dụ ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng thì nó có thể song song với ung thư ruột già. Vì vậy những người ung thư buồng trứng thì nên đi soi ruột già để coi mình có bị ung thư ruột già hay không.

Trà Mi : Theo Trà Mi được biết những người cao niên đi soi ruột thì thường phát hiện những bướu nhỏ trong ruột.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Ấy là rất quan trọng bởi vì khi mình soi thì nếu mình khám phá ra những cục bướu trong giai đoạn tiền ung thư, bướu còn nhỏ thì mình có thể cho sợi chỉ vô mình cột lại và đốt nó, hoặc mình lấy nó ra bằng phương pháp sinh thiết, thì làm như vậy mình tránh được hậu quả sau này.

Những cái bướu như cô Trà Mi vừa mới nói đó, mình cắt nó và lấy nó đi thì mình sẽ ngăn chản được đà phát triển của nó. Nếu mình để yên trong đó thì thông thường chừng 5 đến 7 năm sau thì những cái bướu đó sẽ biến thành ung thư ruột. Và một khi nó lớn quá thì có thể phải mổ.

Tái nộI soi

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, có hai trường hợp mình phải đi nội soi tiêu hoá : (1) Khi có những triệu chứng bất thường về tiêu hoá, (2) Ngoài độ tuổi 50. Nhưng sau khi đi nội soi tiêu hoá lần đầu tiên thì giới chuyên môn có khuyên hàng năm nên tái nội soi một lần nữa hay là cái mức độ thường xuyên là bao lâu ạ?

Nếu mình có triệu chứng sớm hơn 50 tuổi, trong trường hợp đối với ruột già là bệnh của người lớn tuổi, người ta thấy là 90% những người ung thư ruột già là hơn 50 tuổi. Nhưng mà cũng có nghĩa là 10% dưới 50 tuổi. Nghĩa là dưới 50 tuổi không có nghĩa là không bị ung thư ruột già.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, thưa cô Trà Mi. Thông thường, nếu soi mà không thấy gì hết, nghĩa là ruột già của mình hoàn toàn bình thường, thì họ khuyên là 10 năm sau soi lại một lần. Nếu mà soi thấy có cục bướu, mà cục bướu đó lớn hơn 1 centimet thì họ khuyên là 3 năm soi lại 1 lần.

Nếu chỉ có cục bướu nhỏ thôi thì 5 năm soi lại một lần. Nó hơi rắc rối một chút! Nếu một bệnh nhân có ung thư phải mổ thì một năm sau phải soi lại một lần. Nhưng nói một cách tổng quát, nếu soi mà không thấy gì cả thì 10 năm sau có thể soi lại một lần.

Trà Mi : Dạ vâng. Những cục bướu nhỏ một khi đã được cắt bỏ rồi thì nó có mọc trở lại không, thưa Bác Sĩ? Hay là mình có thể an tâm là đường tiêu hoá của mình coi bộ bảo đảm rồi?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Chỗ đó nó không mọc lại nữa, nhưng mà nó có thể mọc lại ở chỗ khác bởi vì cái đặc tính di truyền.

Trà Mi : Dạ. Như vậy là cũng vẫn cần thiết phải đi nội soi thường xuyên.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng ạ. Bởi vậy chúng tôi vẫn nói đùa với những bệnh nhân cứ 3 năm soi lai một lần thì thấy bướu mọc lại, rằng người ta trồng cây trồng cối thì bác cứ trồng bướu!

Chuẩn bị

Trà Mi : Dạ vâng. Nhiều người thắc mắc là nội soi tiêu hoá có đau đớn lắm không và cần phải chuẩn bị những bước như thế nào về thể chất cũng như tâm lý?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Bệnh nhân hay hỏi tôi câu đó. Thực ra cái đau đớn nhất thì cũng giống như lúc cắm cái kim truyền nước biển thôi. Cắm cái kim truyền nước biển là đau nhất thôi. Trước khi soi thì chúng tôi sẽ tiêm cho bệnh nhân một số các loại thuốc ngủ. Đây không phải là thuốc gây mê mà là thuốc làm cho bệnh nhân thiu thiu ngủ một chút thôi.

Đa số họ vừa nhắm mắt xong thì mở mắt ra họ kêu "Ủa, soi xong hồi nào vậy?" Đa số các bệnh nhân không hay biết gì cả. Lúc soi thì một số bệnh nhân cảm thấy hơi thốn thốn một chút nhưng mà trường hợp đó rất là hiếm.

Trà Mi : Dạ. Tức là không đau đớn gì lắm.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thường thì không đau.

Thông thường, nếu soi mà không thấy gì hết, nghĩa là ruột già của mình hoàn toàn bình thường, thì họ khuyên là 10 năm sau soi lại một lần. Nếu mà soi thấy có cục bướu, mà cục bướu đó lớn hơn 1 centimet thì họ khuyên là 3 năm soi lại 1 lần. Nếu chỉ có cục bướu nhỏ thôi thì 5 năm soi lại một lần. Nó hơi rắc rối một chút! Nếu một bệnh nhân có ung thư phải mổ thì một năm sau phải soi lại một lần.

Trà Mi : Dạ. Nhưng mà có cần phải chuẩn bị ăn uống như thế nào, rồi thuốc men ra sao, trước và sau khi đi nội soi, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Cái đó là cái khổ nhất của việc đi soi ruột già khi mà phải uống thuốc xổ. Thông thường có những người bón quanh năm suốt tháng thì khi cho họ uống thuốc xổ thì họ thích lắm. Nhưng mà thông thường thì nửa ngày trước khi soi, ví dụ Thứ Hai mình đi soi thì sáng Chủ Nhật chúng tôi vẫn cho bệnh nhân ăn sáng bình thường, buổi trưa thì ăn thức ăn nhẹ - không nên ăn thịt. Chúng tôi hay khuyên là ăn miến mà không có thịt thà gì hết.

Khoảng chừng 2-3 giờ chiều trở đi thì có thể uống thuốc xổ. Với những thứ thuốc mới bây giờ thì chỉ cần uống ba bốn ly nước thuốc thôi, có thể pha với nước cam hay nước táo cho dễ uống. Trong thời gian uống thuốc xổ thì uống thêm 2 lít nước nữa, bất cứ nước gì cũng được, miễn sao nó trong thôi chẳng hạn nước táo, nước xoài, nước bưởi, v.v.

Thì sau khi uống thuốc xổ thì mình đi cầu khoảng 10 lần tới 12-13 lần, nó có thể làm cho bệnh nhân hơi khó chịu một chút. Rồi sau 12 giờ đêm trở đi thì không được ăn uống gì cả. Hôm sau, đánh răng rửa mặt, đi soi, thì phải nghỉ một ngày làm việc, tại vì ngày đi soi bệnh nhân đuợc tiêm một chút thuốc ngủ nên khi về nhà thì bệnh nhân hơi ngầy ngật một chút, nên chúng tôi khuyên bệnh nhân không nên lái xe tại vì có thể nguy hiểm cho tính mạng.

Trà Mi : Nhưng sau khi soi rồi thì về có đựoc ăn uống lại bình thường ngay lập tức không?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thông thường soi xong chúng tôi hay cho bệnh nhân ăn nhẹ crackers ngay tại chỗ cho bệnh nhân đỡ đói.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Về đến nhà thì họ ăn uống bình thường thôi.

Trà Mi : Dạ vâng. Thưa Bác Sĩ , ngoài ra thì có những gì mà bệnh nhân cần lưu ý sau khi đã thực hiện xong nội soi tiêu hoá? Ăn uống thì có cần những chất quá cứng hay như thế nào?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thông thường nếu soi ruột già mà hoàn toàn bình thường thì họ về sống bình thường như trước. Nếu có những cục bướu lớn lắm mà chúng tôi đốt thì lúc đó chúng tôi có khuyên bệnh nhân có lẽ không nên uống Aspirin trong vòng một tuần lễ. Chứ còn ăn uống thì không cần phải thay đổi. Xin thành thật cảm ơn quý vị đã nghe chúng tôi. Xin gửi quý vị một lời chúc an bình hạnh phúc

0 comments

Post a Comment