down

3.25.2012

Văn hóa xem phim của giới trẻ Việt

VĂN HÓA XEM PHIM TRONG GIỚI TRẺ VIỆT
.

Cách đây 2 năm, Huyền thoại bất tử chiếu Tết, tôi xem ở Hà Nội cùng các bạn ở lớp điện ảnh. Bộ phim không có gì ngạc nhiên đến mức phải ối, á, hay khó hiểu mà khán giả toàn các xì tin xinh đẹp ngồi bên thắc mắc, vào rạp phim mà họ nói rất to nha, như đang nói chuyện với mẹ ở nhà. Phim Công chúa teen và Ngũ hổ tướng cũng thế, các bạn ấy bực mình vì nghe giọng Nam khó quá, thế là ngồi không xem phim mà chỉ bình luận từ những chủ quan cá nhân rất hẹp hòi trong khi đó là một bộ phim rất dễ thương và xúc động.

Những khán giả vì một nền điện ảnh Việt Nam (Ảnh mang tính minh họa)
 
Tôi rất sợ khi vào rạp hát, rạp xem phim mọi người nói chuyện riêng và những bình phẩm vừa thiếu văn hóa vừa thiếu tôn trọng người khác như tác giả, như người ngồi bên cạnh mình.
 
Đến Cánh đồng bất tận, đi xem ở Megastar nổi tiếng, toàn các em học sinh, chắc do cô giáo tổ chức đi xem. Các em học cấp 2. Ngồi dưới thì nói điện thoại to đùng, cười nói, và chỉ có ngồi chửi nhân vật trong phim nào là đúng là đồ con đĩ, rồi ngồi chờ đến cảnh hot. Ai tạo ra một thế hệ như thế nhỉ, trẻ em thành phố đó. Tôi đi cùng với các bạn làm phim, ai cũng bực bội vì một buổi xem phim chưa bao giờ ức chế như thế, ra khỏi rạp tôi mắng ngay các bạn phục vụ rạp, sao các anh thấy ồn ào mà không nhắc nhở, phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi sao cho vào rạp lộn xộn thế, quản lý rạp phim thế à, các nhân viên thì ngơ ngác như chẳng hiểu gì hình như họ cứ bán nhiều vé là tốt, là sướng họ rồi, họ không bao giờ quan tâm đến các đối tượng họ hướng tới. Cứ cho Cánh đồng bất tận là một tác phẩm văn học hay, các cô giáo cho các em đi để hiểu thêm qua điện ảnh. 

Cũng tốt thôi nhưng thái độ xem phim và sự hiểu biết thì đúng là sự đáng bàn. Hình như ở nhà không ai chỉ cho trẻ con bây giờ đọc sách và xem phim, không ai có thời gian kể chuyện với con cái về những gì ở cuộc sống ngoài việc kiếm tiền và nổi tiếng… Hay trẻ em bây giờ quan tâm nhiều thứ khác, hay họ được dạy dỗ bằng cách thiếu tôn trọng người khác….
  
Đến Chơi vơi, Rừng Nauy và Bi, đừng sợ!, làn sóng dâng cao từ phía các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu, đến các khán giả cao cấp và bình dân. Tôi xem Chơi vơi không dưới 3 lần, kể cả ở Hà Nội và Sài Gòn, có lẽ Hà Nội quen với những dòng phim nghệ thuật châu Âu và độ lập nhiều hơn nên phản ứng không gay gắt nhiều như Sài Gòn. 

Hậu trường Để Mai tính tại Hà Nội, tháng 9 năm 2009

Tôi vẫn nhớ hôm xem Chơi vơi từ rạp Nguyễn Du xong, tôi chứng kiến cơn thịnh nộ của nhiều người, nói rằng Hà Nội của họ bị bôi xấu, Hà Nội không thế, phim đúng là chới với… Đến Rừng Nauy, các khán giả đi xem bỏ về giữa chừng, không hấp dẫn mà, có người ngồi lại thì chỉ có thì thầm, sắp đến, sắp đến rồi, trời muốn xem sex mua DVD về nhà xem có phải hay không sao lại thích ra công cộng thế nì nhỉ, hay ngồi xem chỉ có buồn cười và bình luận, một bộ phim không có gì đáng cười ở đây, nó có phải phim hài đâu, thực ra khán giả có quền của họ nhưng cái quyền họ đòi hỏi nó nằm ngay trong nhận thức, văn hóa của họ. Họ cứ đòi hỏi đi, họ có bao giờ tự hỏi, mình đã biết xem phim, đã đọc được những ý nghĩa trong bộ phim. Tôi thì thường xấu hổ với bản thân nếu những gì đạo diễn muốn nói ở đó mà tôi không đọc được hay khi đọc sách tại sao tôi không phát hiện được những ý hay.
 
Bi đừng sợ thì làn sóng kiểu khác từ khán giả, ăn theo cái tên của phim bộ phim ai cũng tự dặn mình đừng sợ, đừng thế này, đừng thế kia, có khán giả còn nói là phim khiêu dâm, hihi, thật là hay đó nha. Anh Di đã thành công rồi đó, tác phẩm của anh đã khiến cho người xem phát hiện nhiều ý mới mà bản thân anh chưa từng nghĩ đến. Mọi người không chấp nhận một hiện thực trần trụi như trong phim đó, hay mọi người không đối diện có những cuộc sống như thế nhỉ? 

Tôi tự đặt câu hỏi nhiều và tôi tự thấy rằng: Kiến thức và nhận thức ở mỗi người là khả năng cá nhân của họ, tôi không lạm bàn ở đây. Vì khi họ không muốn tìm hiểu hơn hoặc không quan tâm thì câu chuyện chỉ đến giới hựn đó thôi. Còn đa phần báo chí và truyền thông viết về phim đều không rõ ràng cho người đọc thể loại phim là gì, phim dành cho ai, cứ ra rạp là hot, là bom tấn, hoặc không thì phải PR sex seo một tý. Nghĩa là chúng ta đi xem phim không phải từ cái tự thân như một nhu cầu mà vẫn cần theo những thông tin bên ngoài để đi xem thì chúng ta vẫn mãi có một nền điện ảnh chỉ phim hài hước và vui nhộn thôi. Còn những gì gọi là vươn cao, vươn xa thì cứ chờ xem. Điện ảnh là một bộ môn nghệ thuật nhưng cũng là một ngành công nghiệp, nếu không làm phim được như các bạn Hoolywood theo các công thức mẫu mực nhất để thành công thì chúng ta sẽ có gì với mỗi năm vài ba phim nghệ thuật ra đời, công chúng đón nhận thì ít, người mong đợi không nhiều… hay các bạn làm phim thì cứ làm phim chúng tôi PR thì cứ PR, khán giả thì kệ khán giả như ai đó thốt lên tuyên ngôn đó.


Phan Đăng Di, đạo diễn luôn điềm đạm giải thích cho mọi người những thắc mắc phim của mình và luôn nhẹ nhàng trước mọi phản hồi thậm chí không hay đối với tác phẩm của mình. Người giúp chúng tôi tẩy não những định kiến, quan niệm rất ngu ngơ về nghệ thuật và phim ảnh. Không bao giờ quên bài học đầu tiên anh Di dạy, hihi....
 
Nếu mọi người không bỏ qua các định kiến thì phim Việt vẫn chán, mà nhất là phim nhà nước thì càng chán, mọi người đi xem Khát vọng Thăng Long đi, nó không đáng bị chê như thế, bị bỏ bê như thế, hay như 1735 mấy năm trước, nó chết yểu và bây giờ sống lại, ai cũng hào hứng và lý giải, chắc nó sinh nhầm thời, nó không có công nghệ PR tốt để thành công, dù thế nào đi nữa, mỗi tác phẩm chỉ mang tính thời điểm, nói theo ngôn ngữ bình thường là hên xui nên nó có thành công hay không là thế, có khán giả hay không là thế. Nhiều nhà sản xuất quá kỳ vọng vào khán giả để có doanh thu, cũng là lẽ thường tình hoặc không thì như Phan Đăng Di thì chấp nhận mọi phản hồi từ khán giả vì không giải thích hết mọi lý lẽ cho mọi người hiểu được, vì có nhiều đối tượng khác nhau, mà phim như của anh Di thì cũng là phim như một sự chia sẻ cá nhân với những ai đồng cảm chứ không phải phim dành cho cả số đông mà nếu số đông khán giả Việt nam rành hết về phim thì chúng ta đã có một nền điện ảnh ngang bằng Châu Âu và Mỹ rồi. 

Thôi thì, biết thế, ta yêu thì cứ yêu, ghét thì cứ ghét, và tôi lại nhớ đến câu nói của đạo diễn Đặng Nhật Minh, học làm phim ra, không làm được gì hơn thì cũng học được cách xem phim tử tế, đàng hoàng. Xem phim chứ có phải chuyện cãi nhau ngoài chợ đâu mà nghĩ gì nói đó, chửi đó cho sướng cái mồm, phải không?

0 comments

Post a Comment