down

3.05.2012

Nhật kí chiến sự khi là "tập 2" của chồng

- Những nơi làm " chuyện ấy" vụng trộm thú vị nhất.
- Muốn sung sướng hãy lấy vợ gầy hơn!

(TinTucLamDep)  Cuộc sống của những người phụ nữ là vợ sau của chồng mình luôn nhiều cung bậc. Xin nhắc lại lời một người trong số họ: “Nếu những phụ nữ khác khi làm vợ phải nỗ lực và bản lĩnh một thì “tập 2”chúng tôi phải cố gắng gấp đôi.”

1. Mặt trận đầu tiên: Khoác lên người chiếc áo “cường nhân”
Người phụ nữ là “tập 1” của chồng tôi được cả gia đình anh ấy yêu quý, ngay cả khi cô ấy đã phản bội chồng (theo lời chồng tôi) trong khi anh ấy đang du học. Tôi quen biết anh khi chúng tôi cùng học tập ở nước ngoài, thành bạn rồi thành vợ khi cả hai đã về nước. Khi theo chân anh ấy về nhà, tôi hiểu đã đến lúc mình phải khoác lên người một chiếc áo “cường nhân”. Gia đình anh ấy chào đón tôi một cách miễn cưỡng và đặt ra câu hỏi với tôi “có gì hơn nàng dâu trước đó của họ?”. Và người phụ nữ trước đó trở thành một cột mốc để mọi người dễ dàng so sánh với tôi.

Ngày chúng tôi tổ chức một đám cưới nhỏ, chị gái anh ấy ở Mỹ gọi về bảo anh ấy hủy hôn. Hình cưới chụp ra, mẹ chồng chép miệng “con K. (là tôi) không trẻ bằng con H. (là vợ trước)”. Ngày bố chồng tôi mất, tôi không được phép để tang. Cô em chồng làm tân gia, họ không nói với tôi một tiếng… Tôi cảm thấy sợ bước chân về nhà chồng kinh khủng, đôi lúc muốn bỏ quách cho xong. Nhưng tôi thương chồng, vì anh ấy vẫn đang cố gắng giúp tôi hòa nhập với gia đình, và anh yêu, trân trọng tôi vô cùng.
Tôi lập kế hoạch “ăn bánh bơ, đội mũ phớt”, cố chinh phục gia đình anh. Tôi chủ động hỏi chuyện mẹ chồng, nuốt cảm giác tủi thân, ngồi nghe bà kể lể dù là những câu chuyện về nàng dâu trước đó. Tôi tập tành nấu những món ăn miền Trung của gia đình anh ấy và thết đãi cả nhà. Cô em gái không mời tôi buổi tân gia, tôi gửi tặng một bức tranh bằng đá. Tôi lập một bàn thờ nhỏ nhưng rất đủ đầy, kính cẩn cho bố chồng…Gần hai năm dành trọn tâm huyết cho việc “cầm cưa” và “chinh phục” gia đình chồng, tôi tin mình đã thoát khỏi nỗi sợ hãi ban đầu và có thể ung dung vào bếp cùng mẹ và cô em chồng.
2. Mặt trận thứ 2: Nỗi ảm ảnh mang tên “Vợ cũ”
Tôi và anh là đồng nghiệp của nhau 2 năm trước. Khi đó, anh vừa ly hôn vợ một tháng. Tôi đã cùng anh vượt qua nỗi đau của một người đàn ông bị người phụ nữ của mình phản bội. Sau đó một năm thì chúng tôi kết hôn.

Anh hơn tôi 5 tuổi, cả nhà ngăn anh cưới vợ cũ, nhưng anh quyết cưới. Khi những mối quan hệ quá rắc rối và phức tạp của vợ gây ra nhiều sóng gió với gia đình thì anh quyết định ly hôn. Sau khi ly hôn được vài tháng thì cô ấy tổ chức đám cưới với người khác và đã có thai được 3 tháng. Còn anh thì bị vô sinh do ảnh hưởng từ một căn bệnh lúc nhỏ nhưng không được chăm sóc kỹ lưỡng. Có lẽ cũng do đó mà cô ấy phản bội gia đình. Rồi mặc cảm này lại ám ảnh cuộc sống của anh dành cho tôi…
Vợ cũ của anh vẫn thường xuyên liên lạc với anh, một mặt chị ta tỏ ra thương hại với tình cảnh của anh – người đàn ông vô sinh thì còn làm gì nên trò trống, mặt khác lại “thông cảm” với tôi chẳng hiểu bị gì mà lại đâm đầu vào một người mà bản thân chị ấy đã phải trốn chạy. Với những lời lẽ này, chồng tôi lại càng mặc cảm nặng nề và thỉnh thoảng anh vẫn hỏi tôi những câu đầy ngờ vực “tại sao lại chấp nhận anh?”, “liệu em có bỏ anh đi?”, “anh là người đàn ông không có khả năng!!!”…
Vẫn hiểu rằng, là người thứ hai, tôi phải hy sinh và chấp nhận nhiều thứ trong cuộc sống hôn nhân. Tôi yêu anh ấy vô cùng vì tính tình thật thà, chịu khó, chịu làm lụng. Với vợ cũ của anh, chị ấy đã là người ngoài cuộc và thật ra chẳng có gì là nguy hiểm. Nhưng quả thực, điều kinh khủng nhất lại chính là những nỗi dằn vặt mà người phụ nữ đó đã để lại cho chồng tôi bây giờ. Anh ấy yêu tôi và tôi muốn được ở bên anh. Tuy nhiên, tình cảnh của anh ấy bây giờ lại chính là nỗi cản trở lớn nhất của tôi.
Lời chị em nhắn nhau: “Vợ cũ là một yếu tố không thể nào không ảnh hưởng đến hôn nhân lần thứ hai của người đàn ông. May mắn thì người vợ biết điều, tôn trọng cuộc sống cá nhân. Xui rủi thì gặp một bà vợ “ăn không được phá cho hôi”. Hai vợ chồng bạn đã không may mắn rơi vào trường hợp thứ hai. Mặc cảm này của anh ấy chỉ là do vợ cũ tác động nhằm gây bất hòa trong gia đình bạn. Bạn và cả anh ấy hãy cùng động viên nhau bình tĩnh và bỏ ngoài tai những chuyện này. Bạn có thể cùng anh ấy tìm giải pháp ở các chuyên khoa phụ sản. Hoặc trong trường hợp anh ấy quá lo lắng, mặc cảm dẫn đến hoài nghi thì nên gặp tư vấn tâm lý sẽ tốt hơn.”

3. Mặt trận thứ 3: Cuộc chiến với những đứa trẻ

Tôi đến với người đàn ông của mình một cách đường hoàng chính chính. Chúng tôi có hai năm tìm hiểu và gia đình đôi bên đều chấp thuận. Đó là một người đàn ông thành đạt và khá tiếng tăm trên thương trường, đã ly hôn và cậu con trai 4 tuổi đang sống cùng mẹ ở Pháp. Tôi là một phụ nữ trẻ, chưa đến 30 tuổi. Tự hiểu mình là con gái từ nhỏ tới lớn ở cùng bố mẹ, không phải lo toan nhiều, không đủ khéo, nên trước khi cưới, tôi đã nhờ anh ấy hãy nhẹ nhàng góp ý với tôi những lúc tôi cư xử trẻ con và cùng nhau vượt khó khăn…

Rất nhiều đêm anh thức đến sáng để trò chuyện với vợ cũ và con trai. Avatar của anh cũng để hình thằng bé. Thỉnh thoảng chúng tôi đi dạo phố, ngang những cửa hàng đồ chơi trẻ con, anh đều chép miệng đứng ngẩn ngơ, mân mê những món đồ con nít, bảo “giá thằng bé ở đây”. Tôi biết anh yêu con, nó giống anh như tạc, trông nó rất yêu… nhưng tôi ghen. Tôi đã tự lý giải với bản thân rất nhiều lần: họ là bố con, anh ấy phải quan tâm con mình và thằng bé rất dễ thương, hai mẹ con nó đang ở xa tít tắp…Nhưng tôi vẫn chưa đủ bao dung. Anh và vợ cũ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tại sao không phải là tiếng Việt? Họ nói với nhau cái gì, có đơn thuần là chuyện thăm hỏi nhau? Có thể bạn đang nghĩ rằng tôi ghen và ích kỷ, nhưng bạn thử là tôi xem: tổn thương thì vẫn tổn thương!
(TinTucLamDep) 

0 comments

Post a Comment