down

2.09.2012

Đức đạt mức xuất khẩu kỷ lục

 8 tháng 2, 2012
Xuất khẩu của Đức sang các nước dùng euro nói riêng và EU nói chung đều tăng.
Thặng dư mậu dịch của Đức đạt 158 tỷ euro trong năm 2011 với xuất khẩu tăng 11,4%, đạt mức kỷ lục một ngàn tỷ euro lần đầu tiên.
Văn phòng thống kê quốc gia cũng nói rằng nhập khẩu tăng 13,2%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 902 tỷ euro.
Trong năm 2010, thặng dư mậu dịch cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu là 155 tỷ euro.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Pháp đã cảnh báo rằng nền kinh tế Pháp sẽ trì trệ trong ba tháng đầu năm 2012.
Xuất khẩu của Đức sang các nước nằm ngoài 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đạt mức tăng mạnh nhất năm ngoái, tăng 13,6% đạt ngưỡng 432.8 tỷ euro.
Xuất khẩu của Đức sang các nước EU khác tăng 9,9%, đạt 627.3 tỷ euro.
Trong số đó, Đức xuất khẩu hàng hóa trị giá 420.9 tỷ euro sang các nước thuộc khu vực dùng đồng euro, tăng 8,6%.
Cán cân thanh toán của Đức cho thấy thặng dư ở mức 136 tỷ euro trong 2011, giảm từ mức 142 tỷ euro một năm trước.
Vào hôm 08/02, Ngân hàng Trung ương Pháp cho biết nền kinh tế của Pháp có khả năng không có tăng trưởng trong ba tháng đầu tiên của năm 2012.
Pháp có nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực châu Âu và vào năm 2011 đã bị thâm hụt 70 tỷ euro.
Hồi tháng Một năm nay một khảo sát cho thấy suy thoái trong khu vực dịch vụ tại các nước dùng euro chậm lại.
Chỉ số Markit đo sức mua dịch vụ (PMI) đạt 48,8 điểm trong tháng 12, là mức cao nhất trong ba tháng so với 46,4 điểm hồi tháng 11.
Tuy nhiên, chỉ số này vẫn cho thấy khu vực châu Âu có nguy cơ bị lại rơi vào suy thoái lần nữa.
Khảo sát cũng cho thấy khoảng cách ngày càng tăng giữa các nền kinh tế mạnh hơn trong khu vực dùng đồng euro như Đức so với các nước yếu hơn như Tây Ban Nha.
Hoạt động kinh doanh được cải thiện ở Đức và ổn định ở Pháp, nhưng đã giảm mạnh ở Ý và Tây Ban Nha nơi chính phủ các nước này đang phải vật lộn với thâm hụt ngân sách lớn và các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/02/120208_german_trade_surplus.shtml

0 comments

Post a Comment