Các hạt giống Silene stenophylla.
AFP
Các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc phục hồi sự sống cho hạt cây hoa Silene stenophylla, bị đông lạnh ở Siberi từ 30.000 năm nay. Thậm chí, cây còn phát triển, đâm chồi nẩy nụ. Các hạt cây này do sóc tha nhặt về hang của chúng và bị vùi lấp trong lòng đất cực kỳ giá lạnh của Siberi.
Trong công trình nghiên cứu vừa công bố ngày 21/02, trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, hai nhà nghiên cứu Nga, Svetlana Yashina và David Gilichinsky, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, khẳng định đây là những hạt cây được hồi sinh có thời gian bị chôn vùi trong lòng đất lâu nhất từ trước đến nay. Kết quả này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu chất liệu sinh học cổ đại và tạo hy vọng phục hồi được những chủng loại thực vật đã bị biến mất.
Kỷ lục trước đây trong việc « hồi sinh » các hạt cây là 2.000 năm : Đó là các hạt cọ dừa, được tìm thấy trong pháo đài Masada, ở miền nam Israel, gần Biển Chết, khu vực Cận Đông.
Hai nhà khoa học Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của permafrost, tức là lớp đất sâu bị đóng băng dường như vĩnh cửu tại các vùng Bắc cực đối với « việc nghiên cứu di sản gien cổ đại có thể đã biến mất khỏi bề mặt của trái đất từ lâu ».
Các hạt cây hoa Silene stenophylla – cũng như hàng trăm hạt thuộc các loại thực vật khác – đã được tìm thấy trong các hang tránh mùa đông của loài sóc, nằm dưới lòng đất, dọc theo bờ sông Kolyma, ở Siberi. Các hang này sâu từ 20 đến 40 mét. Lớp đất băng giá vĩnh cửu – permafrost – đóng vai trò như một tủ đông đá. Như vậy, các hạt cây được vùi sâu trong một môi trường khép kín, với nhiệt độ trung bình là -7°C, trong hàng chục nghìn năm.
Sở dĩ các hạt cây có thể sống lại được là vì chúng bị vùi lấp rất nhanh bởi một lớp đất đóng băng cực kỳ lạnh và lớp băng giá này không bao giờ bị tan chảy.
Trong phòng thí nghiệm tại Matxcơva, ban đầu, hai nhà khoa học Nga thử hồi sinh cây hoa bằng cách gieo trồng các hạt trong điều kiện bình thường, nhưng không thành. Sau đó, họ dùng mô giá noãn của cây và đã trồng thành công cây hoa trong các chậu, trong điều kiện kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng.
Trước đây, các thí nghiệm làm hồi sinh một số loại cây cổ đại không được cộng đồng các nhà khoa học công nhận. Lần này, hai chuyên gia Nga khẳng định về niên đại các hạt Silene stenophylla được tìm thấy ở Siberi và cho biết qua phương pháp đồng vị các-bon, họ xác định được các hạt này có độ tuổi từ 30.000 đến 32.000 năm.
Một nhà khoa học khác trong cùng nhóm nghiên cứu cho AP biết là khi đào bới các hang sóc, họ còn tìm thấy xương của các động vật khổng lồ thời cổ đại như voi ma-mút, tê giác lông mịn, bò rừng, ngựa và hươu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy là mô vẫn có thể hồi sinh sau hàng chục nghìn năm được giữ trong lớp băng đá, điều này có thể mở đường cho việc phục hồi sự sống đối với một số loài động vật thuộc các vùng giá lạnh.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120224-phuc-hoi-su-song-cho-hat-cay-hoa-bi-dong-lanh-tu-30000-nam
Kỷ lục trước đây trong việc « hồi sinh » các hạt cây là 2.000 năm : Đó là các hạt cọ dừa, được tìm thấy trong pháo đài Masada, ở miền nam Israel, gần Biển Chết, khu vực Cận Đông.
Hai nhà khoa học Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của permafrost, tức là lớp đất sâu bị đóng băng dường như vĩnh cửu tại các vùng Bắc cực đối với « việc nghiên cứu di sản gien cổ đại có thể đã biến mất khỏi bề mặt của trái đất từ lâu ».
Các hạt cây hoa Silene stenophylla – cũng như hàng trăm hạt thuộc các loại thực vật khác – đã được tìm thấy trong các hang tránh mùa đông của loài sóc, nằm dưới lòng đất, dọc theo bờ sông Kolyma, ở Siberi. Các hang này sâu từ 20 đến 40 mét. Lớp đất băng giá vĩnh cửu – permafrost – đóng vai trò như một tủ đông đá. Như vậy, các hạt cây được vùi sâu trong một môi trường khép kín, với nhiệt độ trung bình là -7°C, trong hàng chục nghìn năm.
Sở dĩ các hạt cây có thể sống lại được là vì chúng bị vùi lấp rất nhanh bởi một lớp đất đóng băng cực kỳ lạnh và lớp băng giá này không bao giờ bị tan chảy.
Trong phòng thí nghiệm tại Matxcơva, ban đầu, hai nhà khoa học Nga thử hồi sinh cây hoa bằng cách gieo trồng các hạt trong điều kiện bình thường, nhưng không thành. Sau đó, họ dùng mô giá noãn của cây và đã trồng thành công cây hoa trong các chậu, trong điều kiện kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng.
Trước đây, các thí nghiệm làm hồi sinh một số loại cây cổ đại không được cộng đồng các nhà khoa học công nhận. Lần này, hai chuyên gia Nga khẳng định về niên đại các hạt Silene stenophylla được tìm thấy ở Siberi và cho biết qua phương pháp đồng vị các-bon, họ xác định được các hạt này có độ tuổi từ 30.000 đến 32.000 năm.
Một nhà khoa học khác trong cùng nhóm nghiên cứu cho AP biết là khi đào bới các hang sóc, họ còn tìm thấy xương của các động vật khổng lồ thời cổ đại như voi ma-mút, tê giác lông mịn, bò rừng, ngựa và hươu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy là mô vẫn có thể hồi sinh sau hàng chục nghìn năm được giữ trong lớp băng đá, điều này có thể mở đường cho việc phục hồi sự sống đối với một số loài động vật thuộc các vùng giá lạnh.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20120224-phuc-hoi-su-song-cho-hat-cay-hoa-bi-dong-lanh-tu-30000-nam
0 comments
Post a Comment