Người nước ngoài đang gặp gỡ kiều bào dân tộc |
Tôi ngưỡng mộ những đồng nghiệp có được lòng chính trực vững vàng như đá tảng. Vì điều đó là kết tinh giữa bản lĩnh văn hoá và năng lực thực tiễn. Khả năng quyết đoán có văn hoá là một biểu hiện của lòng chính trực: bạn biết nói “Không” mà không khiến người khác phật ý, bạn biết nói “Có” để quyết tâm thực hiện những điều mà người khác không tin là có thể làm được.
Tôn trọng văn hóa của nhau
Trong khi người nước ngoài thường vào việc bằng cách đặt vấn đề trực tiếp, thì người Việt chọn con đường ngược lại. Trong khi người nước ngoài luôn đánh giá một sự kiện, một con người bằng những chứng cứ cụ thể, thì người Việt rất tự tin vào cảm nhận của trực giác.
Trong khi một giáo viên nước ngoài có thể nhẩy tót ngồi lên bàn để giảng bài một cách tự nhiên, thì điều đó trong con mắt giáo viên Việt Nam là không “mô phạm”.
Giáo viên nước ngoài đang chia sẻ với học sinh Việt Nam |
Một lần nữa, kinh nghiệm và sự tinh tế sẽ giúp chúng ta biết chọn cách ứng xử đúng chuẩn mực trong những tình huống cụ thể. Và hơn thế, sự nhận biết về văn hoá lẫn nhau sẽ giúp bạn nhìn mọi việc đơn giản hơn, không quá khắt khe bởi định kiến, những hủ tục.
Nếu bạn để ý thì cái ngôi thứ hai “you” trong tiếng Anh thật là hay vì nó tiện và bình đẳng trong giao tiếp; ở các văn phòng Việt Nam, những vai “bác, cô, chú” hoặc là “anh, chị, em” trong quan hệ vẫn bằng cách nào đó chi phối đến hiệu quả của sự quyết đoán khi giao việc hoặc khi đánh giá công tác. Tuổi tác đã tạo
điều kiện cho sự cả nể, là điều chẳng dính dáng gì đến mục tiêu công việc của anh có đạt được hay không.
Bài học quan trọng của vấn đề này là, nếu bạn kiên quyết theo đuổi việc đạt các mục tiêu, kế hoạch hành động của cơ quan, dự án, thì những “thái độ”, những “quan hệ” chỉ là cái thứ yếu, không nên đặt chúng lên hàng đầu, chi phối hiệu quả cuối cùng mong đạt được. Cũng như thế, chuyện anh chàng Tây-ba-lô đến văn phòng với cái đầu trọc nhẵn thín và vài cái hình xăm trên tay chẳng có gì để đàm tiếu nếu những gì anh ta làm là thật sự chuyên nghiệp và đầy hiệu quả.
Ở đây có lẽ không nên đặt những vấn đề đó vào cái gọi là “đúng” hay “sai”. Thậm chí mỗi cách đều có một thế mạnh và một điểm yếu. Nhưng trong hoàn cảnh đó, hoặc là bạn sẽ rơi vào hết lúng túng này đến ngượng ngùng nọ, hoặc là bạn phải học cách thấu hiểu thực tế đấy một cách khoan hoà. Và quan trọng hơn là biết chấp nhận nó!
Nguồn: Oxfam Anh
0 comments
Post a Comment