Không chỉ đơn thuần mang lại bóng mát, màu sắc, hương thơm..., cây xanh còn góp phần rất lớn trong việc tạo vi khí hậu trong lành, giảm bớt khói bụi, khí độc. Ðiều này ai cũng đã biết. Nhưng việc bài trí cây xanh trong nhà là cả một nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Cha ông ta khi trồng cây quanh nhà hay tạo vườn, làm hoa viên đều còn kèm theo việc khai thác lợi ích thực tế, ví dụ cây trồng làm thuốc, làm rau xanh hay trái cây chứ không thuần túy trang trí. Bố cục cây xanh trong vườn nhà của người Việt tương đối tự do, linh động theo hoàn cảnh mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thủy cho nơi cư trú. Bởi cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây xanh chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm... là các đặc tính của những mặt đối lập trong âm dương và ngũ hành sinh khắc. Chọn lựa cây xanh trồng trong nhà ở nếu hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí hưng vượng cho nơi cư ngụ. Vì nhà ở trong đô thị chật hẹp, đất trồng cây trở nên khan hiếm, việc đưa cây xanh vào nội thất rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
Trên thế giới nổi tiếng về nghệ thuật vườn là các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản và Trung Quốc. Vườn Nhật Bản đặc sắc nhất là tính tượng trưng và tính cô đọng thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và bố cục vườn Thiền (Zen Garden) - rất đơn giản, nhưng đầy hàm súc, ẩn dụ qua từng bố cục, như vườn khô -Karesansui, chỉ với vài tảng đá và sỏi cuội thể hiện quan hệ Thiên - Ðịa - Nhân. Còn nghệ thuật vườn Trung Quốc lại chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt... mang nhiều yếu tố xếp đặt.
Hiện nay nhiều nhà biệt thự ở Việt Nam thiên về phong cách Nhật Bản, sử dụng thủ pháp này với sự giản lược chi tiết rườm rà, ít cây cối hơn và đưa thêm một số yếu tố như sàn gỗ ghép, đèn đá, máng dẫn nước, chọn lọc cây cảnh để mang lại không gian vườn cây xanh vừa phải trong bố cục nội thất. Tuy có khá nhiều loại cây đang trồng ở ta vốn có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng khi phát triển ở Việt Nam, chúng vẫn được chọn lựa và bố trí theo một cách thức mang bản sắc văn hóa địa phương rõ rệt.
Các kiến trúc sư chuyên về nội thất gần đây có những nghiên cứu đi sâu tới sự phân bố cây xanh trong nhà trên cơ sở không gian, thời gian và đặc tính. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.
Ở không gian giao thông là những vùng đi lại và tập hợp người nhiều như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển - là những cây có tính chất âm.
Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng, nên cây trồng chỉ là bổ sung tính dương thêm, chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên. Có thể đặt cây bonsai, xương rồng (bàn làm việc), chậu hoa và lá sáng màu chứ không nên dùng những cây sậm màu hoặc rũ mềm sẽ trông càng thêm tối. Trong phòng làm việc có một cây xương rồng nhỏ trong chậu xinh xinh đặt góc bàn hoặc cây bonsai thế sẽ rất tốt. Những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.
Ở phòng khách, những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc nên chọn đặt các cây có tính trang trọng, cân đối, bề thế và nghiêm túc. Ví dụ chậu mai thế hay kim quất ngày Tết, chậu phát tài góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi. Cần chú ý cây có những sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân - hè, kích hoạt nguồn khí. Bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa đều phù hợp để vừa trang trí vừa tương hợp với nội thất. Những cây này cũng đòi hỏi gia chủ có thời gian chăm sóc và hiểu biết về nghệ thuật bonsai.
Ðối với không gian bếp, có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn thì nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hóa, ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, lá đỏ.
Với không gian chuyển tiếp trong ngoài (như hàng hiên, bậu cửa sổ, bồn hoa logia) thì cây trồng chọn lựa dễ hơn do có tiếp xúc trực tiếp mưa nắng bên ngoài, nhưng cũng cần lưu ý độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.
Ở ngoài vườn có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; bồn cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi, chứ không nên trồng cây cao kín mít.
Trồng cây trong nhà cần lưu ý cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh tương hợp (ví dụ thêm ánh sáng, nước).
Sưu tầm
Cha ông ta khi trồng cây quanh nhà hay tạo vườn, làm hoa viên đều còn kèm theo việc khai thác lợi ích thực tế, ví dụ cây trồng làm thuốc, làm rau xanh hay trái cây chứ không thuần túy trang trí. Bố cục cây xanh trong vườn nhà của người Việt tương đối tự do, linh động theo hoàn cảnh mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thủy cho nơi cư trú. Bởi cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây xanh chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm... là các đặc tính của những mặt đối lập trong âm dương và ngũ hành sinh khắc. Chọn lựa cây xanh trồng trong nhà ở nếu hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí hưng vượng cho nơi cư ngụ. Vì nhà ở trong đô thị chật hẹp, đất trồng cây trở nên khan hiếm, việc đưa cây xanh vào nội thất rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
Trên thế giới nổi tiếng về nghệ thuật vườn là các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản và Trung Quốc. Vườn Nhật Bản đặc sắc nhất là tính tượng trưng và tính cô đọng thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và bố cục vườn Thiền (Zen Garden) - rất đơn giản, nhưng đầy hàm súc, ẩn dụ qua từng bố cục, như vườn khô -Karesansui, chỉ với vài tảng đá và sỏi cuội thể hiện quan hệ Thiên - Ðịa - Nhân. Còn nghệ thuật vườn Trung Quốc lại chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt... mang nhiều yếu tố xếp đặt.
Hiện nay nhiều nhà biệt thự ở Việt Nam thiên về phong cách Nhật Bản, sử dụng thủ pháp này với sự giản lược chi tiết rườm rà, ít cây cối hơn và đưa thêm một số yếu tố như sàn gỗ ghép, đèn đá, máng dẫn nước, chọn lọc cây cảnh để mang lại không gian vườn cây xanh vừa phải trong bố cục nội thất. Tuy có khá nhiều loại cây đang trồng ở ta vốn có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng khi phát triển ở Việt Nam, chúng vẫn được chọn lựa và bố trí theo một cách thức mang bản sắc văn hóa địa phương rõ rệt.
Các kiến trúc sư chuyên về nội thất gần đây có những nghiên cứu đi sâu tới sự phân bố cây xanh trong nhà trên cơ sở không gian, thời gian và đặc tính. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.
Ở không gian giao thông là những vùng đi lại và tập hợp người nhiều như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển - là những cây có tính chất âm.
Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng, nên cây trồng chỉ là bổ sung tính dương thêm, chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên. Có thể đặt cây bonsai, xương rồng (bàn làm việc), chậu hoa và lá sáng màu chứ không nên dùng những cây sậm màu hoặc rũ mềm sẽ trông càng thêm tối. Trong phòng làm việc có một cây xương rồng nhỏ trong chậu xinh xinh đặt góc bàn hoặc cây bonsai thế sẽ rất tốt. Những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.
Ở phòng khách, những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc nên chọn đặt các cây có tính trang trọng, cân đối, bề thế và nghiêm túc. Ví dụ chậu mai thế hay kim quất ngày Tết, chậu phát tài góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi. Cần chú ý cây có những sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân - hè, kích hoạt nguồn khí. Bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa đều phù hợp để vừa trang trí vừa tương hợp với nội thất. Những cây này cũng đòi hỏi gia chủ có thời gian chăm sóc và hiểu biết về nghệ thuật bonsai.
Ðối với không gian bếp, có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn thì nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hóa, ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, lá đỏ.
Với không gian chuyển tiếp trong ngoài (như hàng hiên, bậu cửa sổ, bồn hoa logia) thì cây trồng chọn lựa dễ hơn do có tiếp xúc trực tiếp mưa nắng bên ngoài, nhưng cũng cần lưu ý độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.
Ở ngoài vườn có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; bồn cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi, chứ không nên trồng cây cao kín mít.
Trồng cây trong nhà cần lưu ý cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh tương hợp (ví dụ thêm ánh sáng, nước).
Sưu tầm
0 comments
Post a Comment