Các loại mì gói chỉ đem lại năng lượng từ tinh bột trong mì, hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Phở, bún, miến ăn liền... không an toàn do lượng đường, bột ngọt trong bột nêm và chất dầu bị ôxy hóa.
Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Minh Kiều phân tích: Thành phần chính của mì gói là mì ép thành bánh và bột nêm. Trên thế giới, mì thường được xử lý qua công nghệ sấy và chiên. Ở VN hiện nay, mì chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Dầu sử dụng để chiên là loại shortening không có lợi cho sức khỏe.
Mì chiên có độ ôxy hóa cao (ôxy hóa là tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư...).
Trong khi đó thành phần chính của gói bột nêm là muối và bột ngọt, lượng thịt, tôm (nếu có) rất hạn chế. Dầu trong gói bột nêm cũng được xử lý chiên, bị ôxy hóa.
Ngoài ra, trong các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp chứa rất nhiều muối. Ở mì gói, muối có trong bánh mì và trong gói bột nêm chiếm từ 800 g đến trên 1.000 g/gói (trong khi lượng muối cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 2.400 g).
Các loại mì gói chỉ đem lại năng lượng từ tinh bột trong mì, hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Phở, bún, miến không an toàn do lượng đường, bột ngọt trong bột nêm và chất dầu bị ôxy hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng, người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng. Hoặc khi sử dụng mì ăn liền, tốt nhất nên trụng nước sôi để giảm bớt độ muối (các loại bún, phở, miến... ăn liền không cần trụng nước sôi) và không nên sử dụng bột nêm.
Theo Người Lao Động
Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Minh Kiều phân tích: Thành phần chính của mì gói là mì ép thành bánh và bột nêm. Trên thế giới, mì thường được xử lý qua công nghệ sấy và chiên. Ở VN hiện nay, mì chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Dầu sử dụng để chiên là loại shortening không có lợi cho sức khỏe.
Mì chiên có độ ôxy hóa cao (ôxy hóa là tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư...).
Trong khi đó thành phần chính của gói bột nêm là muối và bột ngọt, lượng thịt, tôm (nếu có) rất hạn chế. Dầu trong gói bột nêm cũng được xử lý chiên, bị ôxy hóa.
Ngoài ra, trong các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp chứa rất nhiều muối. Ở mì gói, muối có trong bánh mì và trong gói bột nêm chiếm từ 800 g đến trên 1.000 g/gói (trong khi lượng muối cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 2.400 g).
Các loại mì gói chỉ đem lại năng lượng từ tinh bột trong mì, hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Phở, bún, miến không an toàn do lượng đường, bột ngọt trong bột nêm và chất dầu bị ôxy hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng, người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng. Hoặc khi sử dụng mì ăn liền, tốt nhất nên trụng nước sôi để giảm bớt độ muối (các loại bún, phở, miến... ăn liền không cần trụng nước sôi) và không nên sử dụng bột nêm.
Theo Người Lao Động
0 comments
Post a Comment