Mùa lạnh, nhiều bà mẹ có thói quen để sữa bò, sữa đậu nành trong phích giữ nhiệt cả ngày để giữ nóng cho con uống. Thói quen này có thể mang lại nhiều nguy cơ về sức khỏe cho con bạn.
Hai loại sữa bò và sữa đậu nành đều giàu chất đạm, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu, nhưng mặt khác chúng cũng là môi trường rất tốt cho các loại vi khuẩn sống và phát triển.
Khi để sữa lâu trong phích cả ngày như bạn vẫn thường làm, nhiệt độ của sữa trong phích sẽ giảm dần. Nếu nhiệt độ khoảng từ 20-40oC, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh gần như theo cấp số nhân, với chu kỳ 20 phút có một thế hệ vi khuẩn mới.
Như vậy chỉ sau 3-4 giờ với một số lượng rất lớn vi khuẩn được sinh ra sẽ làm sữa trong phích bị nhiễm khuẩn nặng và bị biến chất. Khi đó người uống phải sữa này sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn, tiêu chảy, như dân gian vẫn nói là “miệng nôn, trôn tháo”, rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng.
Vì vậy lời khuyên đối với bạn là: sữa bò, sữa đậu nành hâm nóng xong uống ngay là tốt nhất, không nên để lâu trong phích.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Hai loại sữa bò và sữa đậu nành đều giàu chất đạm, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu, nhưng mặt khác chúng cũng là môi trường rất tốt cho các loại vi khuẩn sống và phát triển.
Khi để sữa lâu trong phích cả ngày như bạn vẫn thường làm, nhiệt độ của sữa trong phích sẽ giảm dần. Nếu nhiệt độ khoảng từ 20-40oC, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh gần như theo cấp số nhân, với chu kỳ 20 phút có một thế hệ vi khuẩn mới.
Như vậy chỉ sau 3-4 giờ với một số lượng rất lớn vi khuẩn được sinh ra sẽ làm sữa trong phích bị nhiễm khuẩn nặng và bị biến chất. Khi đó người uống phải sữa này sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn, tiêu chảy, như dân gian vẫn nói là “miệng nôn, trôn tháo”, rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng.
Vì vậy lời khuyên đối với bạn là: sữa bò, sữa đậu nành hâm nóng xong uống ngay là tốt nhất, không nên để lâu trong phích.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
0 comments
Post a Comment