Bên cạnh câu nói "Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ," người ta cũng tìm thấy những người thường xuyên nổi cáu sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục từ các chấn thương.
Các nghiên cứu trước đã tìm ra mối liên hệ giữa những người nóng nảy với sự gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ, đặc biệt ở đàn ông. Nhưng nghiên cứu mới lần đầu tiên khẳng định sự cáu giận còn tác động tới quá trình lành lặn vết thương.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio, Mỹ, đã gây một vết bỏng nhẹ lên cánh tay của 98 tình nguyện viên. Những người này sẽ được theo dõi trong 8 ngày về quá trình hồi phục của da. Trước đó, các tình nguyện viên cũng được làm các bài kiểm tra tâm lý để đánh giá mức độ dễ nổi cáu của mỗi người.
Kết quả rất rõ ràng: những ai khó kiềm chế cơn giận sẽ tăng gấp 4 lần khả năng phải cần thêm 4 ngày để vết thương lành hẳn, so với những người kiểm soát tâm lý tốt hơn. Những người thất bại trong việc kiểm soát bản thân cũng có hàm lượng hoóc môn stress cao hơn, dẫn đến việc khỏi bệnh lâu hơn.
"Khả năng kiềm chế cơn giận có một tác động rõ rệt đối với việc lành lặn vết thương", tác giả nghiên cứu Jean Philippe Gouin kết luận. Theo ông, các liệu pháp tâm lý kiểm soát cơn giận có thể giúp bệnh nhân hồi phục từ các cuộc phẫu thuật nhanh chóng hơn.
Các nghiên cứu trước đã tìm ra mối liên hệ giữa những người nóng nảy với sự gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ, đặc biệt ở đàn ông. Nhưng nghiên cứu mới lần đầu tiên khẳng định sự cáu giận còn tác động tới quá trình lành lặn vết thương.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio, Mỹ, đã gây một vết bỏng nhẹ lên cánh tay của 98 tình nguyện viên. Những người này sẽ được theo dõi trong 8 ngày về quá trình hồi phục của da. Trước đó, các tình nguyện viên cũng được làm các bài kiểm tra tâm lý để đánh giá mức độ dễ nổi cáu của mỗi người.
Kết quả rất rõ ràng: những ai khó kiềm chế cơn giận sẽ tăng gấp 4 lần khả năng phải cần thêm 4 ngày để vết thương lành hẳn, so với những người kiểm soát tâm lý tốt hơn. Những người thất bại trong việc kiểm soát bản thân cũng có hàm lượng hoóc môn stress cao hơn, dẫn đến việc khỏi bệnh lâu hơn.
"Khả năng kiềm chế cơn giận có một tác động rõ rệt đối với việc lành lặn vết thương", tác giả nghiên cứu Jean Philippe Gouin kết luận. Theo ông, các liệu pháp tâm lý kiểm soát cơn giận có thể giúp bệnh nhân hồi phục từ các cuộc phẫu thuật nhanh chóng hơn.
0 comments
Post a Comment